Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết, HA xin kính chào quý thính giả của đài DLSN và chào anh TA
Trường An: TA cũng xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý thính giả của đài!
Hoàng Ân: Thưa anh để mở đầu, HA xin được đề cập đến một vấn nạn nhức nhối hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là ở thành hồ. Đó là làn sóng ma túy đang tràn lan ở thành phố này, thậm chí đã xâm nhập vào tận các trường học.
Anh có ghi nhận gì trước việc này t hưa anh?
Trường An: Thưa chị, đúng vậy, quan ngại này được cái gọi là “cử tri của đảng” nêu lên trong buổi gặp gỡ ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu bí thư thành ủy thành Hồ và các đại biểu quốc hội. Trả lời chất vấn của cử tri về vấn nạn ma túy, ông Lê Hồng Nam, Giám đốc công an thành Hồ, thừa nhận là làn sóng tội phạm ma túy đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi toàn quốc, và có tầm vóc xuyên quốc gia.
Ông Nam cho biết, công an thành Hồ đã nỗ lực tăng cường biện pháp bài trừ ma túy ở các quận huyện, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền trong dân chúng để ngăn chận làn sóng xử dụng ma túy nguy hại này.
Hoàng Ân: Vâng, thưa anh, cũng trong tuần qua, viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” xảy ra tại Hà Nội, trong đó, ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch thành phố Hà Nội bị cáo buộc với vai trò chủ mưu. Xin Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này ạ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Vào hôm 26/11, viện KSND Tối cao VN ra cáo trạng truy tố ông Nguyễn Đức Chung cùng 3 người khác về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Ông Chung, nguyên thiếu tướng công an và nguyên chủ tịch thành phố Hà Nội, có thể lãnh án từ 10 đến 15 năm tù, theo Điều 337 của Bộ luật Hình sự, nếu bị kết tội. Đây là mức phạt cao nhất của tội danh này.
Ba người cùng bị truy tố là Phạm Quang Dũng, cán bộ thuộc Cục Cảnh sát Kinh tế, Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc. Cáo trạng tiết lộ rằng các bí mật nhà nước này có liên quan đến vụ án công ty Nhật Cường với các tội buôn lậu và rửa tiền.
Theo cáo trạng, hai vợ chồng ông Nguyễn Đức Chung có hùn vốn trong công ty viễn thông Nhật Cường, đã bị niêm phong vào năm ngoái, với hàng chục nhân viên bị bắt giam. Tổng giám đốc công ty, ông Bùi Quang Huy, đã kịp thời trốn ra nước ngoài và hiện đang bị truy nã.
Hoàng Ân: Vâng, cũng liên quan đến việc này, có dư luận cho rằng ông Nguyễn Đức Chung đang được đề nghị giảm án vì mắc bệnh tâm thần. HA nghĩ chắc do lo sợ quá, hả anh TA?
Trường An: Thưa chị, sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Bản kết luận điều tra vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” ngày 20/11 thì trong cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án do có “tiền sử bị bệnh tâm thần.”
Theo giới truyền thông quốc doanh, bị can Nguyễn Đức Chung “có tiền sử bị bệnh tâm thần, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.” Tuy nhiên, sau đó được sửa đổi từ “tâm thần” trở thành “tiền sử bệnh ung thư” và được gia đình xin cho ông ta tại ngoại để điều trị, tuy nhiên, đề nghị này đã bị từ chối.
Việc ông Chung bị bắt với cáo buộc hình sự chỉ là 1 cuộc đấu đá chính trị trước đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng, sẽ diễn ra vào tháng 1 năm tới. Trước khi bị bắt, ông ta là ngôi sao đang lên và là ứng cử viên cho chức bộ trưởng bộ công an.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, người có tiền sử bệnh tâm thần thì ngồi ghế chủ tịch TP, trong khi nhà văn Phạm Thành, một người đang rất bình thường, lai bị CSVN đưa vào trại tâm thần. Việc này như thế nào thưa anh?
Trường An: Đúng như chị vừa nói. Hôm 25/11/2020, công an điều tra thông báo cho bà Nguyễn Nghiêm rằng họ đã chuyển chồng bà là nhà văn Phạm Thành tới Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để “giám định và kiểm tra sức khoẻ”. Thông báo miệng của điều tra viên còn nhằm mục đích để bà Nghiêm thay vì đến nhà tù thì nay phải tới Trại Tâm thần để tiếp tế cho chồng.
Bà Nghiêm viết trên trang fb cá nhân rằng “Là vợ chồng sống với Với nhau bao nhiêu năm, tôi thấy anh hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì về tâm thần nên không hiểu họ chuyển chong tôi xuống đó làm gì”.
Đây là TNLT thứ 2 trong hai năm liên tiếp bị đưa từ Trại giam đến Trại Tâm thần. Trước đó, blogger Lê Anh Hùng cũng bị cưỡng bức đưa từ Nhà tù đến Trại tâm thần.
Khoảng 2,3 năm trở lại đây, tình trạng ngược đãi, đàn áp các tù nhân chính trị trong tù ngày càng trở nên khốc liệt. Nhiều người tin rằng, cộng sản Việt Nam đã trả thù các nhà bất đồng chính kiến bằng cách đầu độc hoặc tiêm thuốc để huỷ hoại cả tinh thần lẫn thể xác, biến họ thành điên loạn. Một số người đã chết trong tù hoặc sau khi mãn án. Nhiều người mang bệnh hoặc di chứng tù suốt cuộc đời còn lại.
Ngoài nhà văn Phạm Thành và Lê Anh Hùng, còn rất nhiều người khác chưa được đưa ra xét xử và không ai biết gì về tình trạng của họ.
Hoàng Ân: Anh TA có thể nhắc nhớ đôi điều về nhà văn Phạm Thành với quý thính giả của đài được không ạ
Trường An: Vâng, nhà văn Phạm Thành, tên đầy đủ là Phạm Chí Thành sinh năm 1952. Ông là chủ biên trang blog nổi tiếng Bà Đầm Xoè và là tác giả của một số cuốn sách tự in ấn như “Hậu Chí Phèo”, “Cô hồn xã nghĩa”, và 3 tập sách về Nguyễn Phú Trọng với tên là “Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo”. Ông bị bắt ngày 21/5/2020 với cáo buộc “chống nhà nước”. nhưng giới bình luận gia cho rằng việc bắt giữ ông Phạm Thành mang ý nghĩa trả thù cá nhân từ Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn là chính trị.
No comments:
Post a Comment