Friday, November 20, 2020

Mạng Xã Hội và quyền tự do ngôn luận

Bàn Ngang Tán Dọc

 Sự kiện: Facebook và các hãng công nghệ nước ngoài phải hợp tác và tuân thủ luật lệ nước sở tại, đã trở thành công cụ bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận ở VN.

Kịch Bản

MN- Chào anh HS và anh BC, hai anh có đọc bản tin về việc ông Mark Zuckerberg, chủ nhân Facebook bị Thượng Viện Mỹ chất vấn không?

HS- Ủa có tin ấy sao, lâu chưa. Cách đây không lâu ông ấy cũng đã bị Thượng Viện chất vấn rồi. Mà chất vấn về chuyện gì vậy?

MN- Gần đây thôi, mới hôm 17/11 vừa qua à, chất vấn về việc FB đã tiếp tay với nhà cầm quyền CS Việt Nam kiểm duyệt và đóng các tài khoản của người sử dụng FB, vì những người này có tiếng nói bất đồng với nhà nước ấy mà.

HS – Hay, nếu cuộc chất vấn có đề cập thẳng tới VN thì mình nên tìm hiểu để thông tin cho các bạn dùng FB ở trong nước biết để họ lên tinh thần. Anh BC có biết tin MN vừa nói không?

BC- BC cũng vừa mới biêt đây thôi. Đúng như MN nói. Cuộc chất vấn xảy ra ở  Tiểu Ban Tư Pháp của Thượng Viện Hoa Kỳ, người chất vấn là bà Thượng nghị sĩ Cộng hoà Marsha Blackburn của tiểu bang Tennessee.

MN- Đúng vậy, bà TNS này trước đây cũng đã vài lần nói đến việc các mạng thông tin của Mỹ, muốn làm ăn ở các nước độc tài và CS nên đã hợp tác với nhà cầm quyền các nước, trong ấy có VN.

HS- HS nhớ ra rồi, khoảng cuối tháng 4/2020 có một bản tin của Reuters cho biết các máy chủ của Facebook đặt ở Việt Nam bị đóng vào giữa tháng Hai, làm chậm tốc độ truy cập, dẫn đến Facebook đồng ý gia tăng kiểm duyệt ở VN. Khiến cho hàng ngàn trương mục bị đóng.  Theo một bản tin của BBC lúc ấy cho biết, họ đã được bà Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn trả lời là bà tỏ ra  “lo ngại” và nói rằng “Nếu tin này là thật, thì nó có nghĩa rằng Facebook đang đồng lõa để ngăn chặn tự do biểu đạt của người dân Việt Nam. Nhân quyền cần được bảo vệ cả trên mạng và ngoài đời.”

BC – Như thế bà Blackburn đã theo dõi vụ việc từ đó, nên nay cần chất vấn chủ nhân FB khi đã có đủ các thông tin. Tuy vậy Bà hỏi đại khái rằng: “liệu Facebook có thường xuyên kiểm duyệt nội dung của người sử dụng FB theo lệnh của các chính phủ nước ngoài hay không?” Trả lời câu hỏi này ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cũng nói một cách chung chung rằng: “Tôi không chắc chắn có điều gì cụ thể như bà đề cập đến, nhưng nói chung chúng tôi không kiểm duyệt”.

MN- Đến đây thì TNS Blackburn nói rõ hơn về con số 60 triệu người ở VN đang sử dụng FB. Nên bà hỏi rằng: “Thế Facebook có “theo lệnh của chính phủ Việt Nam”, đã đóng tài khoản của một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam chỉ vì người này chỉ trích chính sách đất đai của chính phủ hay không?.

HS – Với một câu hỏi cụ thể như thế, ông Mark Zuckerberg trả lời thế nào?

MN- Dĩ nhiên là ông ấy phải thừa nhận thôi, ổng nói rằng: “Thưa Thượng nghị sĩ, tôi không rõ tất cả chi tiết của việc đó, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể đã làm như vậy. Nói chung, chúng tôi cố gắng tuân thủ luật pháp địa phương của các quốc gia khác nhau nơi chúng tôi đang hoạt động”. Chính vì vậy mà đã có hàng ngàn tài khoản bị đóng như anh HS nói.

BC – Cuộc đối đáp khá lý thú khi TNS Marsha Blackburn đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy Facebook đã đầu hàng trước các chính phủ Cộng sản và độc tài, từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến các nước ở Trung Đông, khi kiểm duyệt và ngăn chận tiếng nói của người dân. BC rất tâm đắc khi bà nhấn mạnh thái độ khuất phục của FB ở VN. Đây là dấu chì tích cực.

HS – Chắc chắn FB cũng như các đại công ty Mỹ khac như Twitter, Google, Youtube….khi làm ăn ở những nước độc tài và CS thì họ luôn coi lợi nhuận của họ quan trọng hơn các quyền lợi của người dân bản xứ rồi.

MN- Đúng vậy, điều ấy cũng được TNS đặt ra đối với FB là đã ưu tiên đặt “lợi nhuận hơn nguyên tắc” khi bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến theo lệnh của các chính phủ nước ngoài. Và bà hỏi tiếp “Ông có nghĩ rng nhim v ca Facebook là tuân th s kim duyt do nhà nước tài tr đ có th tiếp tc hot đng, kinh doanh và bán qung cáo quc gia đó không?

HS- Thế ông Zuckerberg đã trả lời thế nào?

BC – Thì ông ấy cũng nhìn nhận, và trả lời rằng: “Nhìn chung, chúng tôi c gng tuân theo lut pháp mi quc gia mà chúng tôi hot đng và kinh doanh. Tức là tuân thủ nhà nước CSVN đấy thôi.

HS – Có điều ở HK này, các cơ quan truyền thông lại được bảo vệ bằng điều 230 của bộ luật về truyền thông năm 1996, là họ được miễn trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do bên thứ ba đăng trên các phương tiện của họ trong hầu hết các trường hợp. Nên có chất vấn hay khiển trách cũng chẳng ăn thua gì, nếu không có những biện pháp chế tài.

MN- MN nghe trong cuộc chất vấn này thì bà TNS Blackburn cho biết điều khoản ấy sẽ được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng dù sao thì cuộc chất vấn này cũng có những điểm tích cực để chúng ta tiếp tục tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của bà con mình ở VN chứ.

BC – Chắc chắn là như vậy rồi, là công dân HK, chúng ta phải tiếp tục vận động giới lập pháp để một mặt họ làm áp lực với các nhà nước độc tài như CSVN, mặt khác giúp các công ty HK khi làm ăn cũng phải đặt quyền tự do ngôn luận của người dân bản xứ trên quyền lợi của công ty chứ. Tất cả các đại công ty ấy họ rất giầu có và đầy thế lực mà, sao lại phải sợ chứ!

HS – Đúng vậy, chính phủ HK dĩ nhiên phải có cách bảo vệ các công ty của nước mình chứ đâu có để cho họ bị thiệt hại, hay bị các nước độc tài ăn hiếp phải không?.

MN- Hai anh nói đúng, nhưng để lần sau mình nói tiếp, bây giờ MN phải đi làm rồi.  Chào hai anh.

No comments:

Post a Comment