Kính thưa quý thính giả, lịch sử Việt Nam ghi nhận một danh tướng và là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong số các võ tướng từng giữ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh & Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Nguyễn Huỳnh Đức tên là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Về sau theo phò chúa Nguyễn lập nhiều công lớn nên được ban họ Nguyễn. Từ nhỏ, Nguyễn Huỳnh Đức có dung mạo khôi ngô, khoẻ mạnh hơn người. Ông xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương, đều theo phò chúa Nguyễn và đều được phong chức Cai đội.
Năm 1731, cha và nội ông theo Trương Phước Vĩnh đánh dẹp cuộc nổi loạn Sá Tốt. Sau khi dẹp yên, vua Chân Lạp hoảng sợ, đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Long Hồ (Vĩnh Long) dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại, đưa thêm dân Việt đến khẩn hoang lập ấp. Từ đó, gia đình ông ở lại lập nghiệp tại nơi này.
Lúc đầu tòng quân, Nguyễn Huỳnh Đức là bộ tướng của Đỗ Thành Nhơn, thủ lãnh quân Đông Sơn ở Gia Định. Sau này, Đỗ Thành Nhơn bị chúa Nguyễn giết chết nhưng ông vẫn được tin dùng.
Năm 1782, ông được phong chức Tiền quân. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì sa lầy, một mình ông trở lại cứu chúa Nguyễn.
Năm 1783, ông đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, thua trận, bị bắt cùng với 500 thuộc hạ. Chỉ huy quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ thấy ông khỏe mạnh, nên thu dùng. Ông chịu theo quân Tây Sơn nhưng giao kết là chỉ đánh quân Trịnh, chứ không đánh với quân của chúa Nguyễn. Vì vậy, người anh hùng Tây Sơn càng mến phục lòng trung nghĩa của ông.
Năm 1786, ông theo Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đánh với quân Trịnh, rồi về làm Phó tướng cho Nguyễn Văn Duệ. Nguyễn Văn Duệ trước là tướng tâm phúc của Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Nguyễn Huệ.
Muốn lợi dụng việc này để trốn về với chúa Nguyễn, nên Nguyễn Huỳnh Đức bàn với tướng Duệ hãy theo đường tắt mà lẻn về với Nguyễn Nhạc. Tin lời, tướng Duệ dẫn hơn 5000 quân, giao ông làm tiền quân, băng rừng về Quy Nhơn. Trên đường đi, ông trốn sang Vạn Tượng rồi qua Xiêm La (Thái Lan). Khi ông đến nơi thì chúa Nguyễn đã về Gia Định. Vua Xiêm La muốn giữ ông lại phong làm tướng, nhưng ông không nhận, cương quyết quay về với chúa Nguyễn.
Năm 1799, ông được chúa Nguyễn phong chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi chiếm Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ thành Quy Nhơn, được cử vào Nam, cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao cho ông trấn giữ thành Quy Nhơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong tước Quận công.
Năm 1810, ông giữ chức Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân.
Năm 1816, ông về làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức, cai quản toàn miền Nam.
Năm 1819, Tổng trấn Nguyễn Huỳnh Đức qua đời, thọ 71 tuổi, thi hài được an táng ở Long An. Ông được thờ ở miếu Trung hưng Công thần tại Huế.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công.
Nguyễn Huỳnh Đức có 4 người con trai đều là võ quan, trong số đó có hai người là rể của vua Gia Long.
Mộ và đền thờ ông tại Long An được hậu duệ giữ gìn cho đến ngày nay.
Tên của ông được đặt cho nhiều con đường tại các tỉnh Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Trước năm 1985, Sài Gòn có đến 2 con đường mang tên Nguyễn Huỳnh Đức, nhưng về sau đã đổi thành Trần Tuấn Khải (quận 5) và Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận).
Nguyễn Huỳnh Đức được xem là một võ tướng lừng lẫy thời nhà Nguyễn, ông và Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Trương Tấn Bửu được người đời xưng tụng là “Ngũ Hổ tướng Gia Định”.
Lời giao kết của ông với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, là chỉ đánh quân Trịnh, chứ không đánh với quân của chúa Nguyễn, nói lên lòng trung nghĩa và tính khẳng khái, khiến cho người anh hùng Tây Sơn cảm phục.
Công tâm mà nói, nếu gạt bỏ định kiến về cuộc phân chia đất nước dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thì trong vòng 100 năm đó, các chúa Nguyễn đã có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi, giúp cho nước Việt có được một miền Nam trù phú. Một trong những vị công thần đã đóng góp nhiều công sức đó là Nguyễn Huỳnh Đức.
Ngoài những chiến công hiển hách trên chiến trường, ông từng giữ chức vụ Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Ông đã góp công rất lớn trong việc trị an, mang lại ấm no hạnh phúc cho hai vùng trách nhiệm. Chính ông đã mở mang dân trí, khai khẩn đất đai, nên được dân chúng thương yêu và kính trọng. Ông được hậu thế ghi nhớ công lao, so với tập đoàn cộng sản đang dâng hiến “sơn hà xã tắc” cho Tàu Cộng hiện nay, thì Quận công Nguyễn Huỳnh Đức không những xứng đáng được triều nhà Nguyễn thờ phượng trong miếu Trung hưng Công thần tại Huế, mà còn xứng đáng có được một đài tưởng niệm ở miền Nam để khắc ghi công đức, thay vì bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng Hồ Chí Minh, một kẻ “đuổi Tây phía trước, rước Tàu cửa sau” đã du nhập chủ nghĩa Mác – Lê và Mao vào VN, gây ra cuộc chiến tương tàn giữa 2 miền Nam Bắc khiến hàng triệu người thương vong, hàng chục triệu người phải chịu cảnh đói khổ, lầm than. Hồ Chí Minh cũng chính là người đã phát động cuộc đấu tố “cải cách ruộng đất” đẩm máu tại miền Bắc từ năm 1953 đến năm 1956. Cùng với chủ trương bán mảnh “giang sơn gấm vóc” cho Tàu cộng, Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo CSVN hiện nay chính là những tội đồ đáng bị phỉ nhổ nhất trong lịch sử dân tộc.
No comments:
Post a Comment