Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,
Sau một thời gian khá im ắng, cuộc đấu đá của đảng Hồ-Tàu lại bùng phát ra ngoài. Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của đảng Hồ-Tàu ngày 03 tháng 11 vừa qua đã thông cáo cho biết Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ… gây hậu quả rất nghiêm trọng” khi giữ chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước trong giai đoạn 2011-2016.
Trong chuyên mục tuần trước, chúng ta đã khẳng định với nhau, tất cả các nhân vật cấp dưới, trừ vài bọn chóp bu, đều luôn ở trạng thái “cá nằm trên thớt”, bất cứ lúc nào cũng có thể bị loại bỏ. Lí do rất dể hiểu là: thứ nhất, trong hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam không ai có thể tránh được việc vi phạm pháp luật nếu muốn thăng tiến lên cao; thứ hai, ở Việt Nam không có hệ thống tư pháp (điều tra, công tố và tòa án) có tính chất độc lập.
Tình trạng “cá nằm trên thớt này” cho chúng ta thấy một tình trạng khác là ngay bọn chóp bu cao nhất đương thời cũng rất lo lắng cho tính mạng của bọn chúng bởi không kẻ nào có thể ngồi mãi ở trên ghế quyền lực cao nhất, vì không sớm thì muộn cũng có lúc sẽ phải về vườn.
Do đó, điểm quan trọng nhất trong kì đại hội 13 sắp tới của đảng Hồ-Tàu sẽ là việc Trọng và bộ sậu sẽ phải tìm mọi cách để chuyển giao được quyền lực cao nhất cho những kẻ thân tín cùng hội cùng thuyền với mình.
Việc thông báo “khuyết điểm nghiêm trọng” của Nguyễn Văn Bình vào phút chót cũng là dấu hiệu Trọng và bộ sậu muốn loại bỏ một yếu tố nguy hiểm cho Trọng và đồng bọn trong thời gian tới vì Nguyễn Văn Bình được đánh giá là một nhân vật thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Điều đáng nói, chính Nguyễn Phú Trọng đã đưa Nguyễn Văn Bình từ vị trí thống đốc ngân hàng về giữ chức trưởng ban của Ban Kinh Tế Trung Ương được tái thành lập riêng rẽ từ năm 2016 theo quyết định số 160/QĐ-TW do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Chúng ta cũng nhớ lại Đinh La Thăng trước khi bị khởi tố cũng đã bị Trọng chuyển về giữ chức Phó Ban của Ban Kinh Tế Trung Ương.
Như vậy, việc Nguyễn Văn Bình bị loại khỏi chính trường không phải là điều không thể tiên liệu. Thời gian Nguyễn Văn Bình giữ chức Trưởng Ban Kinh Tế thực chất đã là một cuộc giam lỏng để Trọng khai thác tối đa thông tin đồng thời để chờ đợi chặt hết vây cánh cần thiết trước khi loại bỏ hẳn Nguyễn Văn Bình ra khỏi hệ thống quyền lực để đảm bảo an ninh cho Trọng và đồng bọn.
Thưa anh chị em và quí vị, những cuộc đấu đá trong nội bộ của đảng Hồ-Tàu vẫn đang rất âm thầm và khốc liệt, bất nhân khác hẳn với những gì chúng ta thấy sự cạnh tranh sôi nổi, công khai, huyên náo nhưng ôn hòa giữa các chính trị gia, đảng phái chính trị ở các nước dân chủ.
Sự cạnh tranh là một trong đặc tính tự nhiên của thế giới sinh vật không thể tránh khỏi nhưng chỉ có những hệ thống chính trị dân chủ mới có thể đảm bảo cho những cuộc cạnh tranh chính trị được diễn ra một cách công khai, bình đẳng để nhằm hạn chế các thủ đoạn bất lương, bất công của những kẻ thao túng được toàn bộ quyền lực.
Nếu ở trong một hệ thống dân chủ, chắc chắn những nhân vật như Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Phan Văn Anh Vũ, Phạm Quí Ngọ, Trần Đại Quang hay Nguyễn Bá Thanh đều có cơ hội được lên tiếng chất vấn lại phe cánh của Nguyễn Phú Trọng – những kẻ vừa giữ vai trò công tố lẫn quan tòa xét xử. Nếu có hệ thống chính trị dân chủ, công luận, người dân Việt Nam chúng ta sẽ được mục kích những cuộc tranh luận, những cuộc cãi vã giữa họ để biết rõ hơn về tình trạng nội bộ trong các phe nhóm, đảng phái của họ. Những cái chết âm thầm, đột tử như của Phạm Quí Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang đã không thể xảy ra.
Tuy nhiên, những giả thuyết chúng ta vừa nêu đều không thể xảy ra được vì hiện nay tất cả hệ thống chính trị Việt Nam đang bị ghìm giữ bởi cơ cấu trói buộc của đảng Hồ-Tàu. Cơ cấu này có một đặc tính cơ bản là nó tìm và loại đi tất cả những đức tính cao cả của con người một khi con người đã vào trong hệ thống quyền lực. Càng ở trên cao, tính chất lọc ngược này càng mạnh. Ở chóp đỉnh, sự lọc ngược, loại bỏ những phẩm tính tốt đẹp của con người đạt mức tuyệt đối.
Đó chính là lí do tại sao chúng ta đã thấy những thủ đoạn “đốt lò” của Trọng không có gì là cao siêu hay bí hiểm nhưng tất cả những đối thủ của Trọng đều ngoan ngoãn chấp nhận cúi đầu chịu nhục vào tù hoặc chịu chết.
Riêng số phận của bọn chóp bu, những kẻ đang nắm quyền sinh quyền sát hiện nay như Trọng sẽ ra sao? Chúng ta sẽ cùng bàn luận vào tuần sau tại chuyên mục này.
Tâm Anh cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị cùng anh chị em trong chuyên mục tuần tới.
15/11/2020
No comments:
Post a Comment