Chủ Nhật, 06.03.2016
Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh, HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
PV Trường An: TA xin kính chào quý thính giả của đài DLSN cùng chị HA.
Hoàng Ân: Theo tôi được biết vào sáng ngày 2/3, Tòa
án Nhân dân tỉnh Long An đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử thiếu niên
Nguyễn Mai Trung Tuấn với cáo buộc tội cố ý gây thương tích. Xin anh
nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài DLSN cùng nghe?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Bạo quyền tỉnh Long An đã tuyên phán thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn
2 năm 6 tháng tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào hôm 2/3, trong khi
Luật sư Nguyễn Văn Miếng nhất quyết cho rằng Tuấn đã bị bỏ tù một cách
oan ức.
Xin được nhắc lại là vào ngày 24/11 năm ngoái, tòa sơ thẩm huyện
Thạnh Hóa, tỉnh Long An, đã tuyên án 4 năm 6 tháng tù đối với Nguyễn Mai
Trung Tuấn 16 tuổi, với cáo buộc "chống người thi hành công lực" và "cố
ý gây thương tích cho người khác", đồng thời phán quyết Tuấn phải bồi
thường 42 triệu 600 ngàn đồng cho viên trưởng công an huyện Thạnh Hóa bị
thương tích trong vụ cưỡng chiếm mảnh đất của gia đình cháu Tuấn.
Phát biểu sau buổi xét xử, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, đại diện cho 9
luật sư bào chữa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn, tuyên bố là họ đã nỗ lực
minh oan cho Tuấn, nhưng tòa không chịu lắng nghe. Luật sư Miếng nhấn
mạnh là dù bỏ tù một ngày thì cũng vẫn là oan ức cho Tuấn. Ngay cả khi 9
luật sư đề nghị cho hưởng án treo thì tòa án vẫn không chấp nhận.
Khoảng 100 người dân đã kéo đến dự khán phiên tòa này, nhưng bị công
an ngăn chận bên ngoài tòa án. Một người dân Đồng Tháp lên tiếng phản
đối thì bị công an áp giải về đồn.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào
về việc trong tuần qua, bạo quyền Hà Nội lại tiếp tục đàn áp giới tiểu
thương tại chợ Ninh Hiệp?
Trường An: Đúng vậy, trong mấy ngày qua bạo quyền Hà
Nội đã nặng tay trấn áp cuộc chống đối của giới tiểu thương chợ Ninh
Hiệp, với hàng trăm công an được điều đến để cưỡng chiếm bãi đậu xe của
khu chợ này.
Cần nhắc lại, kể từ năm ngoái, người dân xã Ninh Hiệp đã sát cánh với
giới tiểu thương chợ Nành tổ chức nhiều cuộc xuống đường phản đối nhà
cầm quyền lấy bãi đậu xe để xây dựng khu chợ mới. Làn sóng chống đối lên
đến cao điểm vào cuối năm ngoái khi hàng ngàn học sinh bãi khóa, không
đi học ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm – Hà Nội, để hỗ trợ cho cuộc tranh
đấu của xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.
Các hình ảnh được phổ biến trên mạng trong mấy ngày qua cho thấy hàng
trăm công an đã kéo đến trấn áp cuộc đấu tranh. Lực lượng hung bạo này
cũng bắt đi 3 phụ nữ bị cáo buộc là cầm đầu cuộc biểu tình. Tuy nhiên
giới tiểu thương vẫn kiên trì giương cao các biểu ngữ, thậm chí còn lập
bàn thờ HCM với khói nhan nghi ngút với hy vọng là lực lượng "còn đảng
còn mình" sẽ nương tay.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến có liên quan, nhà cầm
quyền tỉnh Thanh Hóa đã nhóm họp khẩn cấp sau khi người dân biểu tình
đông đảo trước trụ sở hành chánh tỉnh suốt mấy ngày qua, để phản đối
việc giao đất ở bờ biển cho tập đoàn FLC làm khu nghỉ mát. Anh vui lòng
nói rõ hơn về vấn đề này để gửi đến quý thính giả của đài được tường tận
hơn?
Trường An: Theo tôi được biết, liên tiếp trong những
ngày đầu tháng 3, người dân ở các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn
và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã tập trung biểu tình
trước trụ sở UBND tỉnh nhằm yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù
hợp khi thu hồi đất ven biển, dọc khu vực neo đậu tàu thuyền phía Đông
đường Hồ Xuân Hương.
Trong khi đó một số tờ báo lề đảng loan tin là các quan chức cầm đầu
tỉnh Thanh Hóa đã họp suốt hai ngày đêm kề từ khi nổ ra cuộc biểu tình
trước trụ sở tỉnh. Theo tố cáo của người dân thì trong thời gian qua,
tập đoàn FLC đã cấm không cho người dân ở các xã Quảng Cư và 3 phường
Trung Sơn, Trường Sơn và Bắc Sơn neo đậu thuyền bè tại khu vực có dự án
xây khu nghỉ mát ven biển, ở phía đông đường Hồ Xuân Hương thuộc thị xã
Sầm Sơn. Ngoài ra người dân cũng than phiền là đất đai của họ bị thu hồi
nhưng chỉ được đền bù với giá rẻ mạt.
Sau hai ngày hội họp, giới chức tỉnh Thanh Hóa tuyên bố là sẽ trợ
giúp người dân dẹp bỏ các thuyền bè đánh cá gần bờ với giá bồi thường từ
50 đến 70 triệu đồng, đồng thời khuyến khích họ mua các tàu thuyền lớn
hơn để đánh cá ở đại dương. Tuy nhiên người dân không chấp nhận các
phương án này.
Vào hôm qua, nhà cầm quyền đã tìm cách ngăn chận người dân kéo đến
trụ sở để biểu tình, đồng thời ra lệnh cho các trường học cấm các học
sinh nghỉ học để tham gia các cuộc biểu tình.
Hoàng Ân: Trong mấy ngày qua, hàng loạt ứng viên độc
lập ra tranh cử quốc hội khóa 14 đã bị nhà cầm quyền địa phương đàn áp
bằng đủ mọi thủ đoạn, từ việc gây khó dễ trong hồ sơ ứng cử cho đến việc
viết bài bôi nhọ trên các tờ báo đảng. Xin anh nhắc lại sự việc này?
Trường An: Đúng như vậy, hàng loạt ứng viên độc lập
ra tranh cử quốc hội khóa 14 đã bị nhà cầm quyền địa phương đàn áp bằng
đủ mọi thủ đoạn, từ việc gây khó dễ trong hồ sơ ứng cử cho đến việc viết
bài bôi nhọ trên các tờ báo đảng.
Tại Hà Nội, ứng viên Đặng Bích Phượng 56 tuổi đã bị hoạnh họe trong
khâu xác minh lý lịch, cho đến nay vẫn chưa xong. Nhà báo Nguyễn Tường
Thụy 64 tuổi cũng có số phận tương tự, và bị buộc phải ghi vào phần lý
lịch là từng bị công an cảnh cáo hai lần về việc xuống đường chống Trung
Cộng xâm lấn biển đảo VN. Tại tỉnh Phú Yên thì luật sư Võ An Đôn cũng
bị mời lên đồn công an để thẩm vấn việc ông ra ứng cử.
Không chỉ gây khó dễ, những ứng viên độc lập cũng bị một nhóm dư luận
viên bôi nhọ trên các trang mạng, đặc biệt là bài viết có tựa đề "Quốc
hội không phải là phường chèo", được một tờ báo đảng đăng lại, có nội
dung bôi nhọ những ứng viên như Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Hoàng Ân: Thế còn việc quốc hội Mỹ quan ngại về tình hình đàn áp nhân quyền của VN là sao thưa anh?
Trường An: Trong bức thư gửi cho một tờ báo lề đảng,
Đại sứ Mỹ Ted Osius, đã nói rõ là quốc hội Mỹ rất quan ngại về các vụ
đàn áp nhân quyền tại VN, đặc biệt là việc Hà Nội đã bỏ tù những người
hoạt động nhân quyền một cách ôn hòa.
Trong bức thư này, ông Osius nhắc lại lời tuyên bố của Tổng bí thư
CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm ngoái. Theo
đó thì hai nước phải xây dựng niềm tin bằng cách gia tăng hợp tác trong
các lãnh vực quan trọng, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Vị đại sứ Mỹ nhấn mạnh rằng, dù khác nhau về văn hóa và lịch sử,
nhưng người dân hai nước Mỹ - Việt đều tin tưởng vào các nguyên tắc căn
bản về sự bình đẳng, quyền tự do và công lý cho mọi người. Ông Osius
cũng nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn nhân quyền và lao động trong hiệp ước
Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Vì thế ông kêu gọi tập
đoàn lãnh đạo CSVN phải cân nhắc đến những thiệt hại nếu vi phạm hiệp
ước này.
Hoàng Ân: Cám ơn PV Trường An đã chia sẻ các tin tức
và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt và
hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment