Thứ Năm, 31.03.2016
Gần đây báo chí trong nước đưa tin về cuộc họp cuối của ông Thủ tướng sắp về vườn – Nguyễn Tấn Dũng đã có lời chúc những người sắp mãn nhiệm và cũng chúc luôn chính bản thân ông ta rằng sau khi hết nắm giữ quyền lực thì có "sức khỏe và làm người tử tế". Khỏi phải nói, dân tình nghe những lời tâm sự của ông Thủ tướng mà thấy rầu cho thế thái nhân tình và cười khinh bỉ cho cái chế độ đã tự thú nhận họ là những kẻ cầm quyền bất lương và bất nhân.Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "Khi người cs đòi được sống "tử tế ""của Lý Trần Công sẽ do Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình.
Làm người tử tế không phải là dễ, chứ chưa nói đến làm người lương
thiện còn khó hơn nhiều. Ông bà ta thường nói: " Cả đời làm điều thiện,
nhưng chỉ cần một lần làm điều ác thì điều thiện đổ sông, đổ biển hết".
Môi trường để nuôi dưỡng sự tử tế đầu tiên xuất phát từ gia đình, kế đến
là sự giáo dục, tiếp nữa là một xã hội lành mạnh và sau cùng là một thể
chế chính trị đặt nền tảng căn bản: Dân tộc, Dân chủ, Pháp trị và Văn
minh. Nếu tạm xét theo quan điểm này thì csVN không có lấy một điểm nào,
chính vì vậy mà chế độ cầm quyền hiện nay thối rữa, mục ruỗng từ trên
xuống dưới và vô phương cứu chữa.
Các nước văn minh, dân chủ ở phương Tây, họ mất hàng trăm năm để tạo
dựng và sản sinh ra những công dân tử tế, sống đàng hoàng có trách nhiệm
với tổ quốc và dân tộc. Chứ có đâu như ông Thủ tướng miệt vườn U minh –
Cà Mau, khi nắm chức vụ lãnh đạo thì hành xử với dân, với nước như
những tên bạo chúa, cuồng tín, tham lam, vơ vét biển thủ cho cá nhân,
gia đình, dòng họ, thuộc hạ, nhưng sau khi hạ cánh an toàn (nhưng cũng
chưa chắc có an toàn hay không), thì xin được làm người tử tế, nói toàn
chuyện đạo đức giả. Người dân nhận thấy rằng lãnh đạo cộng sản từ chức
lớn cho đến quan nhỏ đều thiếu tính liêm sỉ tối thiểu, họ gây ra những
lỗi lầm nghiêm trọng, thậm chí là tội ác với dân với nước, nhưng do bản
chất tiểu nhân và lối sống bầy đàn bao che cho nhau, nên văn hóa từ chức
được họ xem là một thứ "dở hơi và nguy hiểm" nhất trong đời làm quan
của họ.
Người dân vẫn còn nhắc lại câu nói nổi tiếng đi vào lịch sử chống
tham nhũng, qua miệng lưỡi của ông Thủ tướng khi mới lên nhận chức năm
2006, tuyên bố: "Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay".
Và cuối cùng chống tham nhũng và từ chức ngay không có điều nào xẩy ra,
bởi trong chế độ cộng sản ăn ngược nói ngạo, nói không đi đôi với hành
động là bản chất của các quan chức. Rõ ràng ông Thủ tướng hết thời
Nguyễn Tấn Dũng là người rất không tử tế khi đương quyền và nợ người dân
một lời tạ tội, vậy tội của ông và đám thuộc hạ thân tín của ông, người
dân sẽ có ngày tính sổ với ông.
Qua lời bộc bạch tâm sự "Xin làm người tử tế" của ông Thủ tướng sắp
mãn nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp xác nhận hầu hết các lãnh tụ
cộng sản khi đương chức, đều là những kẻ không đàng hoàng trong cương vị
lãnh đạo. "Làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình", là câu nói
của một người đương chức đứng đầu đảng csVN, ông Nguyễn Phú Trọng, nó
cũng lại liên quan đến vấn đề tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo cộng
sản.
Ở Việt Nam mọi người đều biết, chỉ có quan chức mới có thể tham
nhũng, quan chức là đảng viên thì cơ hội tham nhũng là vô cùng lớn, và
đảng viên tham nhũng đã được bao che bằng Chỉ Thị 13 của Bộ Chính Trị từ
ngày 7/72007 rồi, thì tham nhũng còn sợ gì nữa.
Ông Trọng ví đảng như cái bình và dù thế nào cũng quyết không để chế
độ đổ vỡ và sụp đổ. Cho dù "chuột tham nhũng" có sống nhung nhúc trong
bình, thì đảng vẫn phải cố bảo vệ chúng. Chẳng qua nhóm tham nhũng của
ông Trọng chống lại nhóm tham nhũng ông Dũng, nhóm tham nhũng của ông
Sang chống lại nhóm tham nhũng của ông Hùng và cuối cùng chống tham
nhũng, chỉ là công cụ để giới lãnh đạo chóp-bu của đảng triệt hạ tranh
giành ngôi vị và miếng ăn của nhau mà thôi.
Bộ mặt Việt gian của Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim
Ngân và Nguyễn Xuân Phúc đã chẳng cần che đậy thêm nữa, khi Thường Vạn
Toàn Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng đặt chân đến Việt Nam kiểm tra việc
hoàn tất nhân sự mới thân Tàu, cùng thời điểm giàn khoan Hải Dương 943
được đem đến cắm ở Biển Đông và thực hiện tuần tra chung biên giới giữa
quân đội hai nước.
Nguyễn Phú Trọng sẽ chẳng cầu mong làm người tử tế, nhưng để được làm
tiểu hoàng đế phương Nam, thì Nguyễn Phú Trọng bất chấp thủ đoạn dù là
đê hèn nhất để đạt được giấc mộng này. Với chức vụ Chủ tịch nước sắp tới
công an Trần Đại Quang đã được tiến cử, ông tên Quang nhưng lại làm
toàn chuyện mờ ám, từ lý lịch cá nhân cho đến đàn áp dân chủ, dân oan,
cho đàn em ném mắm tôm, dầu nhớt hôi tanh của chế độ vào những người mà
ông ta không thích nói lên tư cách ấy.
Một người giáo điều cuồng tín như Nguyễn Phú Trọng, dưới trướng là
một người chuyên khủng bố và đàn áp dân chúng như Trần Đại Quang, còn
trên hết, là sự chống lưng có điều kiện của Trung cộng, thì csVN có phải
giao Cam Ranh hay cả Biển Đông cho Tàu, thì Nguyễn Phú Trọng và thuộc
hạ ông ta cũng sẵn sàng chiều lòng Bắc Kinh.
Ở Việt Nam có lệ là quan chức nào sắp về vườn, thì thường "ho hen"
vài tiếng cho có vẻ vì nước vì dân, co tâm nhưng do bị ngâm trong dung
dịch có tên cộng sản nên tâm bị thối rữa. Vì vậy người dân gởi cho quan
chức csVN mấy lời: "Người tử tế thì chẳng bao giờ theo cộng sản, mà đã
là người cộng sản thì chẳng ai có thể sống tử tế được".
Lý Trần Công
31/3/2016.
No comments:
Post a Comment