Thứ Năm, 17.03.2016
Chưa lúc nào mà người dân vừa phải lo toan mưu sinh, vừa lo đối phó với những thủ đoạn móc túi hợp pháp của nhà nước csVN như: giá cả tăng, thuế tăng, chung chi mãi lộ, đút lót bôi trơn khi đến cửa quan, rồi công an các loại hành xử với dân như những tên cướp cạn..v.v... đơn giản là vì csVN đang trong cơn túng quẫn. Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "Cộng sản nợ nần dân tình điêu đứng" của Lý Trần Công sẽ do Miên Dương trình bày để tiếp nối chương trình hôm nay.
Kẻ ra đi chưa hẳn là trắng tay/ Kẻ ở lại chắc gì nên cơm cháo.
Câu này có lẽ đúng cho hai nhân vật là Nguyễn Tấn Dũng với hỗn danh
"Phá quốc, hại dân", và với Nguyễn Phú Trọng với biệt hiệu "Đại lú tham
quyền". Nguyễn Tấn Dũng dù bị hất cẳng khỏi ghế quyền lực, nhưng sau 10
năm nắm chức vụ Thủ tướng cộng sản, ông ta đã kịp để lại một di sản tàn
hại cho quốc gia và dân tộc: với 110 tỷ dollar nợ công; ngân sách nhà
nước cuối nhiệm kỳ Thủ tướng chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng tiền Hồ; Tổ chức
Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng của csVN năm 2015 đứng thứ 112/168
trên bảng xếp hạng toàn cầu; Nhiều bằng chứng như tăng trưởng nền kinh
tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo...
cho thấy Việt Nam đang thua kém Capuchia, Lào và cả Miến Điện...
Một bức tranh kinh tế toàn màu tối, nhưng được che đậy bằng những con
số thành tích và những màn bắn pháo hoa rực rỡ trong các lễ hội phù
phiếm, phồn vinh giả tạo. Chẳng thế mà phó ban tuyên giáo thành ủy Hà
Nội từng tuyên bố: "Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân,
chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ
cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa
giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó". Một đất nước kiệt quệ tài nguyên,
kinh tế lụn bại, đảng thì mất phương hướng nhưng nhìn đâu cũng thấy kẻ
thù, dân tình sống kiếp bươn chải, đầu tắt mặt tối, khó khăn chồng chất
mà chẳng đủ ăn, xã hội hỗn loạn tranh giành, cái ác thắng điều thiện,
luật pháp chỉ là món đồ chơi trong tay quan quyền, đảng trị... Nguyễn
Phú Trọng tuy hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng, để tiếp tục được ngồi trên
ngai vua tập thể Việt cộng, nhưng với tình trạng kinh tế đang trên đà
phá sản như hiện nay, rồi ý Trời chẳng chiều lòng người khi liên tiếp
thiên tai, địch họa đổ dồn lại, thì không biết với mớ lý luận Mác-xít,
Lê-nin-nít của ông tiến sỹ ngành xây dựng đảng, ông Trọng có lèo lái
được con thuyền kinh tế rách nát hay không? Chỉ còn vài tháng nữa là
Nguyễn Tấn Dũng rời ghế Thủ tướng, nên mới đây Chính phủ đã trình Quốc
hội mức chi trả nợ của ngân sách nhà nước (không bao gồm chi trả nợ gốc)
là 8,8% cho kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020. Tuy nhiên Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị nâng lên 15%, tức cao gần gấp đôi
mới có thể thực hiện đúng các cam kết trả nợ nước ngoài, và cần phải
giảm tỷ trọng chi thường xuyên hay nói đúng hơn là giảm ăn chơi, phung
phí của các quan chức đảng và nhà nước, từ 63,8% theo tính toán của
Chính phủ xuống 58- 60%. Ông Tổng Trọng có lẽ trong tương lai cần phải
ngủ thật nhiều, để mơ những giấc mơ vay mượn nước ngoài quá dễ dàng, mà
thời vàng son của Nguyễn Tấn Dũng đã làm được. Nhưng xem ra nằm mơ cũng
là việc hết sức khó khăn với ông Trọng, khi các định chế Tài chính quốc
tế sẽ chấm dứt cho Việt Nam vay ưu đãi từ năm 2017 và yêu cầu tăng tốc
trả nợ cũ.
CSVN trong một thời gian dài chia chác, hưởng lợi với nhau từ giá dầu
thô tăng cao và kèm theo đó là những khoa trương thành tích kinh tế, và
cả mạnh tay đàn áp dân chủ, nhân quyền của người dân. Tuy nhiên hai năm
gần đây giá dầu thô thấp kỷ lục, lập tức làm csVN điêu đứng và để bù
đắp thâm thủng ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước, thì việc dễ
thực hiện nhất là csVN tăng giá hàng hóa dịch vụ, tăng thuế và sáng tạo
ra hàng ngàn loại phí và lệ phí để moi tiền người dân. Viện phí tăng từ
ngày 1/3, với gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế cơ bản được điều chỉnh
giá, tăng bình quân khoảng 30%. Giá khám bệnh cũng tăng từ 2 đến 4 lần,
đã khiến cho người dân nghèo có bệnh cũng không dám đi khám bệnh, bởi
không thể chi trả viện phí quá đắt đỏ vượt xa mức thu nhập của họ. Đã có
nhiều trường hợp đau lòng khi người dân mắc bệnh nan y, nhưng do nghèo
khó đã quyên sinh, để không trở thành gánh nặng chữa trị cho người thân.
Giá xăng dầu thế giới giảm, nhưng giá xăng ở Việt Nam vẫn cao. Tăng giá
xăng bán lẻ đã đành, giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra trong phiên
họp hôm 10/3 theo đề xuất của Chính phủ, tăng thuế bảo vệ 'môi trường'
đối với xăng dầu lên 300%, với lời giải thích là để 'bù một phần giảm
thu ngân sách'. Trong khi đó, chẳng người dân nào biết được tiền thuế
hằng năm họ đóng góp là bao nhiêu, csVN chi cho những việc gì, có hiệu
quả hay không, tham ô tham nhũng thất thoát bao nhiêu chẳng thấy đảng
hay nhà nước minh bạch hóa. Người dân chỉ toàn thấy nhà nước suốt ngày
kêu gào thiếu tiền chi tiêu, rồi vay mượn tràn lan, nhưng lại không thấy
quan chức cộng sản thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm, tinh giảm công chức,
cách chức những kẻ tham nhũng, ăn cắp của công, mà chỉ chăm chăm tăng
thuế bòn rút xương máu nhân dân. Rõ ràng chế độ csVN chỉ rặt một phường
bất tài vô dụng, cai trị độc đoán, độc tài chỉ cốt ăn chơi phè phỡn trên
nỗi đau đồng loại, chẳng thế mà Nguyễn Phú Trọng luôn phải bám vào cái
phao chủ nghĩa Mác-Lê-nin, để được ăn trên ngồi trước cũng là điều dễ
hiểu... Hãy xem những kẻ lãnh đạo của csVN như Nguyễn Tấn Dũng chẳng
hạn, với 10 năm ngồi ghế Thủ tướng mà gia đình, con cái, dòng họ, giầu
lên nhanh chóng thuộc hàng top của Châu Á, thì không có gì ngạc nhiên
khi Nguyễn Phú Trọng phải quyết soán ngôi thế chỗ Nguyễn Tấn Dũng cho
giấc mộng tỷ phú dollar của mình.
Trong khi đó nhiều doanh nghiệp phá sản đồng nghĩa với thất nghiệp sẽ
gia tăng, hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng thở thoi thóp vì nợ
xấu, phải nhờ nguồn tiền của nhà nước bơm vào. Một viễn cảnh đen tối của
csVN một khi nền kinh tế phá sản và sụp đổ đang đến rất gần, cũng giống
như nông dân miền Tây đang gặp cơn đại hạn hán. Đây là lúc người dân
cần tỉnh táo, để chuẩn bị trước mọi tình huống kinh tế bi đát và sự tháo
chạy của csVN.
Lý Trần Công
17/3/2016.
No comments:
Post a Comment