Thứ Ba, 29.03.2016
Những động thái ngang nhiên bán nước cho Trung Quốc của đảng CSVN chứng minh rằng, đảng CSTQ đã mua chuộc đàn em dễ bảo và tham lam khôn đáy này bằng hiện kim và quyền lực. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bùi Tín với tựa đề: "Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam."sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Tôi luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình
hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận
thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh
ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn
theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ
sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng
giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường
thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân
chủ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ,
Liên Âu...
Trong nước, có quan điểm cho rằng lãnh đạo có hai nhóm: nhóm thân
Trung Quốc là cánh Nguyễn Phú Trọng và nhóm thân Hoa Kỳ là cánh Nguyễn
Tấn Dũng. Nhóm ông Dũng đã bị nhóm ông Trọng loại bỏ bằng nhiều thủ đoạn
phi pháp và vi hiến, nhưng vẫn còn ảnh hưởng nhất định nào đó cho đến
khi bàn giao quyền lực giữa "Tứ trụ" cũ và "Tứ trụ" mới. Phe ông Trọng
đang thừa thắng đẩy nhanh cuộc bàn giao ở thượng đỉnh quyền lực, lo rằng
trong vài tháng trước mắt tình hình có thể sẽ giằng co nguy hiểm. Do đó
Bộ Chính trị mới muốn ép Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ phải sắp xếp xong
"tứ trụ" mới, bàn giao trước thời hạn hiến định các chức vụ cao nhất, dù
cho Quốc hội mới chưa được bầu.
Quyết định này mang tính cách Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kém
tài nhưng do tình thế đưa đẩy được nhận chức vụ cao nhất. Ông tiêu biểu
cho một con người hãnh tiến, hiểu biết thấp, nhưng khi được cầm cờ thì
ngỡ rằng mình có tài nhất nước. Vậy mà có người vẫn nuôi hy vọng là dù
giáo điều đến đâu, phe của ông Trọng cũng phải vỡ lẽ ra là bọn bành
trướng Trung Quốc đang ngang nhiên được đằng chân lân đằng đầu, phía
Việt Nam càng quỵ lụy thì chúng càng lấn tới, để phe ông Trọng tỉnh ngộ,
có ý định "thoát Trung", thoát cái tư thế phụ thuộc và tìm một liên
minh mới mẻ hợp lòng dân chúng. Các công dân yêu nước vẫn còn hy vọng ở
sự đổi hướng, từ ngã hẳn về phía Trung Quốc trong 26 năm qua, sang ngả
hẳn sang phía các nước dân chủ đáng tin cậy, nhất là khi Hoa Kỳ đã tỏ ý
rất rõ là "Hoa Kỳ đang rất cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa
Kỳ".
Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng đó vì tin rằng dù sao ông Trọng và Bộ
Chính trị mới cũng là người Việt Nam, có lương tri, có lòng yêu nước,
thương dân ở mức nào đó, có trí khôn, có tinh thần vô tư nhất định...
Nhưng tôi bỗng băn khoăn lo lắng gần như vỡ mộng và cụt hứng khi tình
cờ đọc được một bài báo dài tiếng Pháp trên tạp chí có uy tín trong
giới nghiên cứu Âu Mỹ, tạp chí Địa lý – Chính trị Herodote. Cây bút chủ
lực của tạp chí là TS-Viện sỹ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên
thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn
Trường Viễn Đông Bác cổ. Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông
Nam Á hiện đại.
Trên số báo 175 (tháng 6/2015), ông có bài viết dài: "Việt Nam, Đảng,
Quân đội và Nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa"
khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang được chuẩn bị.
Ông chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Tình báo Hoa Nam của TQ
và với Tổng cục II của Nhà nước VN. Ông cho rằng mối quan hệ này ràng
buộc hai nước một cách chặt chẽ đến mức nguy hiểm, và theo nhiều giới
quen biết, đảng CS Trung quốc đã bỏ ra 15 tỷ đôla để vận động, mua chuộc
giới lãnh đạo CSVN. Ông cho rằng "những lời trách móc TQ bằng miệng có
vẻ gay cấn của chính quyền VN thật ra chỉ để gây hỏa mù", và ông kết
luận chắc nịch: "Đừng có chờ đợi thái độ chống TQ đến từ giới cầm quyền
VN hiện nay!". Theo ông, "Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu
ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ". Tất
cả các việc khác chỉ là những động tác giả. Ông cũng cho rằng Việt Nam
là một nhà nước cảnh sát, Bộ Công an có 6 Tổng cục lớn, riêng Tổng cục
Cảnh Sát có 1,2 triệu người, với A 42 là cơ quan chuyên giám sát giới
truyền thông, duy trì thái độ Bắc thuộc.
Benoit de Tréglodé viết: "Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao
nhất - Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần
có sự thỏa thuận của ĐCSTQ". Ông nói rõ thêm: "TQ phải trả giá cao trong
chuyện vận động hành lang này. Một số nhà quan sát cho rằng TQ đã chi
15 tỷ đôla theo các hình thức: đầu tư, dự án hợp tác, viện trợ và tiền
đưa thẳng cho các nhà lãnh đạo". Tác giả khẳng định: "Mỗi nhà lãnh đạo
VN muốn ở vị trí quyền lực cần có hai điều then chốt: quan hệ tốt với
Trung Quốc và có tiền để đút lót trong cơ chế".
Tác giả nói rõ thêm: "Qua hai khóa cầm quyền, ông Thủ tướng đã luôn
luôn cần gây ảnh hưởng để có được đa số trong Quốc hội, theo một số nhà
quan sát, cái giá trả cho mỗi đại biểu (trong số 498 đại biểu) là chừng
100.000 đôla". Để mua mỗi ủy viên TƯ đảng (175 ủy viên) phải trả cao
hơn. Còn mỗi ủy viên trong Bộ Chính trị (16 ủy viên) ước chừng lên đến 1
triệu đôla.
Để xem phiên họp cuối của Quốc hội 23/3 tới và phiên đầu của Quốc hội
mới có ra tuyên bố gì về TQ hay không, có dám lên án mạnh tương xứng
với hành động ngang ngược lấn tới của chúng, và có dám ngỏ ý định đưa
vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế, như Philippines đã làm từ 2 năm rồi,
hay không. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính
phủ bán nước lấy 15 tỷ đôla thì có còn giá trị chính đáng, chính danh gì
trước nhân dân ta và trước công luận thế giới?
Dù sao, tôi vẫn mong nhận định của học giả hàng đầu về "VN học"
Benoit de Tréglodé trên đây sẽ có thể sai. Chỉ trong vài tháng nữa mọi
sự sẽ sáng tỏ. Hãy quan sát kỹ và chuẩn bị đáp án thích hợp cho bài toán
chính trị nóng bỏng của đất nước.
Bùi Tín
No comments:
Post a Comment