Thứ Tư, 16.03.2016
Giữa mùa man mác sơ thu
Bàng hoàng tiếng thét ngục tù xa khơi
Núi sông rách nát tơi bời
Ai người đứng dậy đem lời hiên ngang
Phá tan chủ nghĩa dối gian
Đem về chính khí huy hoàng đó đây
Bao phen oằn oại vũng lầy
Những người tâm huyết tới ngày đấu tranh
Thiếu niên nối gót đàn anh
Đạp bừa gai góc tung hoành thênh thang
Bước đi lắm kẻ bang hoàng
Là đây giai đoạn vẻ vang nước nhà
Hoan ca vùi lấp bi ca
Nơi nơi đồng vọng tiếng loa quật cường
Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe khai từ của tập thơ Cho Tôi Sống Lại Một Ngày, cũng còn có tên là Hiến Lễ Mùa Thơ của nhà văn Hồ Trường An, mà hôm nay chúng tôi tuyển chọn để cống hiến quí vị trong tiết mục mới: THI CA YÊU NƯỚC.
Trên văn đàn trong nước cũng như hải ngoại, giới văn nghệ sĩ không
mấy ai xa lạ với bút danh Hồ Trường An, về tính đa dạng phong phú và đồ
sộ của ông. Ngoài sự cộng tác với rất nhiều tờ báo và tạp chí từ trước
1975 đến nay, thì trong thời gian 30 năm qua, từ 1986, ông đã xuất bản
đến trên 60 tác phẩm gồm truyện dài, tập truyện, ký sự, bút khảo, bút ký
và 3 tập thơ.
Lý do chúng tôi chọn tập thơ Cho Tôi Sống Lại Một Ngày do Tổ Hợp Xuất
Bản Miền Đông Hoa Kỳ mới phát hành giữa năm 2015 vừa qua, để giới thiệu
với quí thính giả, một là vì tác giả dành riêng để vịnh những nhà đấu
tranh dân chủ ở trong nước, thể loại này gần như vắng bóng trong làng
thơ mấy thập niên qua. Mặc dầu thi ca yêu nước vốn đã có trong truyền
thống văn học nước nhà từ rất lâu. Lý do thứ hai, đây chính là một nghĩa
cử để tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Bích, người vừa vĩnh viễn ra đi. Vì
chính GS Bích đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm nay.
Quả thật rất hiếm hoi có nhà thơ nào lại dành nhiều công sức để tìm
hiểu, cô đọng dệt lên những vần thơ tán dương lòng yêu nước, và ý chí
đấu tranh của những người đã và đang bị giam cầm trong ngục tù CS hiện
nay. Sáng tác của Hồ Trường An cũng là một hình thức đấu tranh cho tự do
dân chủ và nhân quyền Việt Nam, mà GS Nguyễn Ngọc Bích đã tóm gọn trong
mấy hang sau:
"Thơ văn yếu nước là một mạch ngầm trong huyết quản của Người Việt,
khi thì biểu hiện dưới những hình ảnh hiến hòa như gắn bó với lũy tre
xanh, con trâu ăn cỏ ngoài đồng ("trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài
ruộng trâu cày với ta"), hay "chum khế ngọt của Đỗ Trung Quân. Khi thì
ác liệt như thơ Phan Bội Châu hay hùng tráng như Bình Ngô Đại Cáo của
Nguyễn Trãi, Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương, thậm chí đến cả Tuyên
Ngôn Độc Lập đầu tiên của nước ta, bài "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường
Kiệt:, cũng là một bài thơ" .
Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch của cụ Trần Trọng Kim
Sống núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành phân định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Khi đất nước bị ngoại bang xâm chiếm trong thời Bắc Thuộc, hay thực
dân Pháp đô hộ, thì thi ca yêu nước nhằm khích lệ tinh thần của người
dân, nhất là giới sĩ phu, phải có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc
trước những đau khổ của đồng bào mình.
Nhưng hoàn cảnh đất nước hôm nay lại hoàn toàn khác xưa, những đau
thương đồng bào đang phải gánh chịu không do Tàu Cộng đem đến, mà đến từ
chính những người cùng mang dòng máu Việt, nhưng hiểm độc, tàn ác hơn
cả những kẻ thống trị xưa.
Hãy nhìn vào bước đường gian khổ của người khoác áo cà sa mà phải vào
tù ra khám, bị cô lập, bị khủng bố tinh thần, Hồ Trường An đã có những
câu thờ để vịnh đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ như sau:
Lá Bối xanh tươi dù trải qua dâu biển
Vẫn còn đây trong hàng ngũ tín đồ
Và ngục tù trong thế yếu thân cô
Góp manh mún thành bức tường vĩ đại
Bi trí dũng kia sẽ hóa thành bèo bọt
Nếu thoái lui hay chùn bước liệt oanh
Tâm từ bi cộng với chút lòng thành
Sẽ biến đổi pháp trường ra ngự uyển
Người tu hành với tấm lòng bao dung, với sức mạnh của trí huệ, thì
những khổ hạnh kia chính là những nấc thang tiến gần hơn đến lạc cảnh.
Kẻ đáng thương chính là kẻ gây tội ác. Cũng một bậc tu hành khác, Linh
Mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, đã ngồi tù gần hết cuộc đời tận hiến của mình
cho đoàn chiên, nhưng đã không được phục vụ đoàn chiên. Hình ảnh LM Lý
bị bịt miệng trước phiên tòa ô nhục, khiên cả thế giới kinh tởm chế độ
CSVN, hình ảnh nhơ bẩn ấy sẽ đi vào lịch sử VN đến ngàn đời, không bao
giờ xóa sạch được
Trước phiên tòa người toan lời thổ lộ
Công an bịt mồm không cho nói thiệt hơn
Vận sự này gây xúc động căm hờn
Cho dân tộc, cho bao người ngoại quốc.
Câu chuyện cô nữ sinh áo trắng ngây thơ, nhưng lòng yêu nước cao độ,
đã hiên ngang thách thức cả chế độ Hà Nội "đảng cộng sản hãy chết đi" để
cho dân tôi dược sống. Phương Uyên đã lấy chính máu mình để viết lên
tuyên ngôn chống Trung Cộng "Tàu khựa hãu cút đi – Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam"
Lấy mau Uyên ghi trên biểu ngữ
Hoàng Sa này với đảo Trường Sa
Cút đi, Tàu khựa đừng mong cướp
Tình nước Biển Đông mãi mặn mà
Tên dựng trên cao gương chói rạng
Trước vành móng ngựa trước phiên tòa
Những lời đanh thép lời chân chính
Vang dội trong lòng đất nước ta
Những vần thơ vịnh Nguyễn Phương Uyên cũng khép lại mục Thi Ca Yêu
Nước hôm nay, xin hẹn gặp lại quí thính giả trong lần phát thanh tới.
Minh Nguyệt và Hải Sơn tạm biệt quí thính giả
No comments:
Post a Comment