Thursday, March 17, 2016

Đảng không độc quyền bầu cử.?

Thứ Năm, 17.03.2016
Trong một đất nước mà những kẻ cơ hội thiếu tài đức, nắm được quyền cai trị thì chuyện bảo vệ cho cá nhân họ và đảng của họ mới là chuyện lớn và cần phải loại trừ, tận diệt những kẻ nào ngoài đảng mà lại muốn chen vào, dù bằng sự hợp pháp, để chia xẻ quyền lực với họ. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" Đảng không độc quyền bầu cử? " của Người Buôn Gió qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 22 tháng 6 năm 2015 trên mục Chống Diễn Biến Hoà Bình có bài viết nhan đề "Cần tỉnh táo trước những thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV". Bao giờ cũng vậy, khi đánh phá một phong trào dân chủ nào đó. Bước đầu tiên của chế độ là sử dụng những cây bút dư luận viên viết trên những trang mạng nặc danh, không chính thức để tấn công phong trào dân chủ. Cùng với các trang mạng nặc danh này là những blogger trá hình trong hàng ngũ dân chủ đưa ra những lời châm chích, bàn ngược xuôi khiến sự tập trung sức mạnh đấu tranh bị loãng đi do sự bất đồng khi tranh cãi.
Cùng lúc sử dụng truyền thông gian manh kiểu ấy, là cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp khủng bố tư tưởng, giới hạn hoạt động của các cá nhân tham gia phong trào dân chủ bằng những cách như triệu tập, kiểm tra hành chính, kiểm tra các phương tiện giao thông, phương tiện truyền thông. Sử dụng nhân lực địa phương như phường, xã để tố cáo, đấu tố.
Cuối cùng khi thấy các biện pháp trên đã đạt được mức độ phá hoại, cản trở phong trào dân chủ đến mức độ nào đó, đã gây được bán tín, bán nghi trong dư luận, những tờ báo chủ lực chính thức vào cuộc tấn công.
Nếu hàng loạt các động thái phân hoá, khủng bố trên không đạt được kết quả. Bước tiếp theo cơ quan anh ninh sẽ ra tay bằng biện pháp kết tội và bỏ tù. Chúng ta đối chiếu những điều trên với các người đấu tranh như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Đài bây giờ và Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải ...trước kia sẽ thấy kịch bản đánh phá phong trào biểu tình chống Trung Quốc, đòi tự do nhân quyền, tôn giáo của chế độ rất nhất quán.
Đầu năm 2016 một số gương mặt đấu tranh cho quyền con người và sự toàn vẹn lãnh thổ quyết định tham gia ứng cử vào đại biểu quốc hội. Một lần nữa các kịch bản trấn áp quen thuộc của chế độ bắt đầu được áp dụng đối với phong trào này. Bài báo của tác giả Vọng Cước, một tác giả không xa lạ gì với quyền con người bởi những thù hằn, định kiến bảo vệ chế độ đã thể hiện trước đó trong những bài báo quy chụp, suy diễn như bài Cần Nhận Thức Đúng Về Quyền Tự Do Con Người cũng đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân. Diễn giải chung của bài báo về quyền con người, tác giả Vọng Đức khái quát rằng quyền con người ở mỗi quốc gia khác nhau, nhà nước của mỗi quốc gia sẽ có những điều luật đảm bảo quyền con người phù hợp với chế độ ấy.
Thế nhưng, đến bài báo về những ứng cử đại biểu quốc hội, tác giả Vọng Đức thấy những người đấu tranh nhân quyền tự ứng cử đều phù hợp với những điều luật mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ban hành trong luật bầu cử, quy chế bầu cử. Không sử dụng được cách nói khiên cưỡng kiểu luật quốc gia nào thì chấp hành theo đó như bài trước. Tác giả Vọng Đức chuyển giọng sử dụng nghị quyết của Đảng để đưa vào bài viết của mình kêu gọi trấn áp làn sóng tự ứng cử đại biểu quốc hội trong nhân dân. Sự hằn học của Vọng Đức cũng thể hiện cho sự hằn học của Tổng Cục Chính Trị Quân Đôi mà đằng sau nó là quân uỷ trung ương do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Bài báo không có tính xây dựng, lạc quan đổi mới. Trái lại nội dung hằn học của nó xuất hiện ngay ở nhan đề với những từ như '' cảnh giác , phá hoại '' và xuyên suốt bài báo là nội dung mạ lị và vu khống kết tội những người tự ứng cử là ý đồ phá hoại.
Với nhan đề và nhận định trong bài báo thế này, rõ ràng Đảng CSVN đã trắng trợn chà đạp vào quyền con người, quyền tự ứng cử của người dân mà pháp luật quy định. Mặc dù đó là thứ pháp luật đã được bẻ cong để phục vụ chế độ như chính Vọng Đức đã thừa nhận ở bài báo trước. Tại sao một tờ báo lớn của Đảng lại nhận xét áp đặt về tinh thần của những người tự ứng cử là phá hoại. Nếu vậy tất cả những người không do Đảng giới thiệu mà tự tham gia ứng cử đều là phá hoại hay sao? Phá hoại cuộc bầu cử đại biểu cho nhân dân, cho quyền lợi của nhân dân mà họ có trong đó hay sao ?
Có chăng chính những người cộng sản Việt Nam đang phá hoại quyền tự ứng cử của người dân, bởi sự đụng chạm đến quyền và lợi ích thống trị của Đảng. Sự việc tham gia ứng cử đại biểu quốc hội của những người đấu tranh đã khiến Đảng cộng sản phải rơi bộ mặt xảo trá vẫn tuyền truyền bấy lâu nay là cuộc bầu cử là của người dân. Nôn nóng vì sợ hãi và sức ép của việc bảo vệ cuộc bầu cử phải đi theo định hướng của Đảng sắp đặt. Tác giả Vọng Đức đã lôi cả chỉ thị số 51 của Bộ Chính Trị do Nguyễn Phú Trọng ban hành vào làm lý lẽ cho bài báo. Điều này đã làm lộ liễu chương trình bầu cử này do Đảng tổ chức và sắp đặt. Nếu không phải Đảng CS sắp đặt thì cớ gì ông Nguyễn Phú Trong phải ra chỉ thị chỉ đạo cuộc bầu cử phải diễn ra thế nào, những ai mới được bầu, những ai cần phải ngăn chặn. Chỉ đạo bầu cừ quốc hội do Nguyễn Phú Trọng ban hành có đến 8 điểm để thấy cuộc bầu cử này là của Đảng dàn dựng, như thế chẳng phải là độc quyền của Đảng hay sao, các tổ chức tham gia bầu cử như mặt trận không phải là cánh tay nối dài của Đảng hay sao mà tác giả Vọng Đức còn cãi. Nếu không phải do đảng độc quyền bầu cử tại sao Nguyễn Phú Trọng trên cương vị đảng trưởng lại ra chỉ đạo và đối tượng nghe theo như chỉ bao gồm Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Chỉ thị số 51 của Nguyễn Phú Trọng không những lộ rõ bộ mặt Đảng đứng ra sắp đặt bầu cử quốc hội. Mà nó còn cho thấy dã tâm của con người này ngày càng muốn đưa đất nước về thời kỳ chính trị viên, thời kỳ độc đoán cai trị của Đảng như thời kỳ duy ý chí trước kia. Sau khi bằng những nghị quyết chà đạp lên điều lệ đảng công sản như nghị quyết 244 để khiến cuộc bầu cử trong Đảng trở thành mất dân chủ, thanh lọc những đối tượng không cùng phe trong Đảng. Tất yếu Nguyễn Phú Trọng ra những chỉ đạo khác về bầu cử trong nhân dân chứa đầy tính độc đoán, phi dân chủ, nhằm giữ vững quyền lực của mình là điều tất nhiên.
Trong những việc tranh giành quyền lực cho mình và cho đảng do mình làm đảng trưởng, chúng ta thấy sự hăng hái, nhiệt huyết không bỏ sót điều nào để bảo vệ mình, bảo vệ đảng của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trong những vấn đề khác, đặc biệt như vấn đề đang nổi cộm hàng ngày ở biển Đông. Nguyễn Phú Trọng chưa ra một nghị quyết, chỉ đạo nào rõ ràng như nghị quyết 244 hay chỉ đạo 54 trên.
Người Buôn Gió

No comments:

Post a Comment