Thứ Bảy 19.03.2016
Kính thưa quý thính giả, sách sử Việt ghi nhận, Cử Nhân Bùi Viện là một trong những vị quan cấp tiến, có tinh thần canh tân về ngoại giao và khai hoang lấn biển. Ông mất sớm, để lại những chương trình "kinh bang tế thế" dở dang, làm mất cơ hội chấn hưng đất nước. Trong tiết mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả bài "Danh Sĩ Bùi Viện" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Bùi Viện hiệu là Mạnh Dực, sinh năm 1841, ở làng Trình Phố, huyện
Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã An Ninh, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Xuất thân trong một gia đình nho học, ông và
em trai là Bùi Phủng đều nối nghiệp nhà, nhưng lận đận trường thi, mãi
đến năm Tự Đức thứ 21 (năm 1868) Bùi Viện mới đỗ Cử nhân và giúp việc
cho Tham tri Lê Tuấn.
Tháng 5/1871, Thượng thư Bộ hình Lê Tuấn được vua Tự Đức cử làm Khâm
phái Thị sư ra thanh tra công cuộc đánh dẹp loạn Cờ đen, Cờ vàng quấy
rối ở miền Bắc. Thượng thư Lê Tuấn chọn Bùi Viện theo phò tá. Sau khi
thành công, Bùi Viện theo Thượng thư Lê Tuấn trở lại Huế.
Ít lâu sau, Bùi Viện được điều động ra giúp Phạm Phú Thứ, Tổng đốc
Hải Yên, trong việc bố phòng ven biển Hải Dương. Với 200 quân cùng lương
thực, ông đã xây dựng một số cơ sở và công sự cho bến Ninh Hải, tức nền
móng cho sự phát triển thành cảng Hải Phòng sau này.
Sau 10 tháng chỉ huy xây dựng bến Ninh Hải, Bùi Viện phải bàn giao
việc này cho người khác, để theo Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định ra
giúp việc khai hoang lấn biển, lập cảng phòng vệ duyên hải và giao
thương với nước ngoài.
Khi vừa hoàn thành nhiệm vụ, ông được lệnh dẫn quân đi dẹp loạn Quảng
Văn Tề ở Quảng Yên. Dẹp tan loạn Tề, ông được triều đình giao nhiệm vụ
lập ra thủy quân để tuần tiễu vùng duyên hải, trấn áp hải tặc để bảo vệ
ngư dân, thu thuế tàu buôn nước ngoài và ngăn chặn giặc ngoại xâm đến từ
biển đổ bộ lên đất liền. Ông cho đóng 200 chiến thuyền, chiêu mộ và đào
tạo 2000 thủy quân thiện chiến gọi là Tuần Dương Quân. Ông cũng lập ra
hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.
Với tấm lòng yêu nước, ông cùng Hoàng Phan Thái, Nguyễn Tư Giãn, Đặng
Đức Thuận, Nguyễn Trường Tộ thành lập Tân đảng, khuyến cáo triều đình
nên duy tân và cải cách chính trị, quân sự và văn hóa.
Ngày 1 tháng 11 năm Mậu Dần (1878) ông qua đời khi tâm nguyện duy tân
chưa thành. Ông được vua Tự Đức và triều đình thương tiếc, đặc biệt là
dân chúng các vùng ven biển nơi ông khai phá luôn nhớ ơn và ca tụng công
đức của ông.
Bùi Viện chính là người tiếp nối chủ trương khai hoang, lấn biển từ
nữ tướng Lê Chân của thời Trưng vương. Tướng Lê Chân thời ấy đã vừa
chiến đấu chống lại Thái thú Tô Định của nhà Hán, vừa xuôi về vùng sông
Cấm, khai hoang lấn biển lập nên "Hải Tần Phòng" từ những năm 40 sau
Công Nguyên. Từ Hải Tần Phòng, Bà đã mang nghĩa quân tham gia cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định. Sau bà Lê Chân, tiếp nối bao
đời, bao triều đại, mảnh đất An Biên này tiếp tục được khai hoang và lấn
biển.
Đây là vùng đất mà nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình cũng nối tiếp
chí hướng mở mang bờ cõi của nữ tướng Lê Chân, của cử nhân Bùi Viện, đổ
mồ hôi nước mắt và cả xương máu để lấn biển làm đầm nuôi tôm cá ở đầm
Cống Rộc. Thế nhưng, khi cơ nghiệp đã thành, bắt đầu có huê lợi, thì bọn
cường hào ác bá cộng sản muốn đánh cướp. Không thể ngồi nhìn gia đình
lâm vào cảnh trắng tay, các anh em của ông Đoàn Văn Vươn đã vùng lên
chống cự bằng các vũ khí tự chế và đã bị bạo quyền bỏ tù, nhà cửa bị san
bằng và vợ con nay phải lặn lội nuôi chồng, nuôi cha trong tù.
Đây đúng là điều cay đắng trong sử Việt. Mỗi khi nhắc đến triều đình
nhà Nguyễn, tập đoàn cộng sản không ngớt lời chỉ trích một cách cay
nghiệt rằng, triều đình nhà Nguyễn là thối nát, hủ bại, đầu hàng thực
dân Pháp. Thế nhưng triều đình này lại có công rất lớn trong việc mở
mang cõi bờ, với hàng loạt vị quan nổi tiếng như An viễn Tướng quân
Nguyễn Công Trứ và Bùi Viện. Chính nhờ các vị tiền bối này mà diện tích
Hải Phòng và Thái Bình càng ngày càng được mở rộng, với hàng chục ngàn
nông dân có được ruộng vườn, đất đai để sinh sống, nhờ các công trình
đắp đê lấn biển của các vị quan đầy nhiệt huyết đó.
Ngược lại sau 70 năm cai trị của tập đoàn cộng sản, lãnh thổ Việt Nam
ngày càng bị thu hẹp sau các thỏa ước dâng đất, dâng biển cho Tàu Cộng.
Hàng trăm ngàn nông dân trở thành dân oan vì bị bọn quan lại cộng sản
cướp đoạt ruộng vườn để mang bán cho giới tư bản xây bất động sản. Hàng
ngàn con sông đang bị ô nhiễm trầm trọng trên khắp mọi miền đất nước vì
chất độc thải ra từ các nhà máy, hủy diệt biết bao hoa màu của những
nông dân vốn đã đói nghèo, nay càng thêm điêu đứng.
Nếu so sánh chế độ cộng sản hôm nay với thời thực dân, phong kiến
trước đây, có lẽ người dân chẳng thà sống dưới triều Nguyễn hay thời
Pháp thuộc hơn là sống với chế độ cộng sản. Ít nhất thì họ còn có những
vị quan biết thương dân thương nước như Bùi Viện, chứ không phải là một
bè lũ cướp ngày lẫn cướp đêm, với tệ nạn tham nhũng vô phương cứu chữa,
như thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay!
Việt Thái
No comments:
Post a Comment