Thứ Năm, 31.03.2016
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mỹ từ mị dân, che dấu tình trạng quản lý kinh tế kém cỏi, thư lại, tham nhũng và đục khoét công quỹ của đảng CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Việt Thu với tựa đề: "Dấu chỉ của sự sụp đổ" sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Nguyễn Sinh Hùng chuẩn bị lên thay Nguyễn Tấn Dũng, một tay tham
nhũng lên thay một tay tham nhũng khác. Cũng giống như Nguyễn Tấn Dũng
khi mới lên nắm quyền thủ tướng thao thao bất tuyệt về lộ trình phát
triển Việt Nam thì Sinh Hùng cũng nói về cái gọi là thu nhập quốc dân
tăng vọt trong 10 năm tới. Đặc biệt là báo chí nhà nước còn loan tin tuy
Việt nam đang có thu nhập đầu người thấp nhưng dân thì sống hạnh phúc
hơn nhiều lần các nước có thu nhập trên 10.000 Usd/người trong một năm.
Đảng nói vậy, tân thủ tướng nói thế nhưng một tờ báo của đảng khác
thì đã đưa một cái tin như vả nát toàn bộ những tuyên bố mị dân trước đó
của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Số là tờ báo Đất Việt có bài mang
tên "Áp lực trả nợ lớn:Việt Nam phải tính đến kịch bản xấu" vào ngày
23/03 vừa qua.
Tờ báo Đất Việt mở đầu bằng những đoạn văn như sau: "Báo cáo bổ sung
tình hình kinh tế xã hội 2015 của Chính phủ tại kỳ họp cuối cùng của
Quốc hội khóa XIII có nêu rõ, nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, áp
lực trả nợ lớn, nợ Chính phủ đã vượt giới hạn quy định.Trong khi đó,
theo Bộ Tài chính, năm 2015, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ dự
kiến chiếm khoảng 16,1% so với tổng thu ngân sách. Trong năm 2016, ước
tính số nợ phải trả chiếm 14,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Nếu tính
gộp tất cả các nghĩa vụ, bao gồm cả số đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ
tăng lên 24% tổng thu ngân sách.Cũng theo Bộ Tài chính, áp lực trả nợ
của Việt Nam sẽ thực sự rơi vào giai đoạn 2022-2025 khi các khoản vay
ODA chủ yếu đều đến hạn."
Như vậy là tờ báo đảng đang thừa nhận một thực tế không thể chối bỏ
đó là nguy cơ vỡ nợ đang tăng dần theo từng ngày bởi vì áp lực nợ đang
gia tăng, cộng thêm việc tới hạn trả các khoản nợ ODA đã và đang đến
gần. Chuyện vay nợ của một quốc gia cũng là một chuyện bình thường. Tuy
nhiên điều đáng nói ở đây đó là nhà cầm quyền cộng sản vay tiền về không
phải để phát triển nghành nghề, du lịch, xã hội, cải cách giáo dục hay
phát triển công nghiệp mà để chia nhau đút túi. Bởi vậy người nghèo vẫn
hoàn nghèo, đất nước vẫn điêu tàn và khi mà chia nhau bỏ túi, mua nhà,
đưa con cái tẩu tán ra nước ngoài thì sẽ lấy gì để trả nợ. Ngoài ra, sự
bảo thủ và dốt nát trong cơ cấu quản lý kinh tế với tên gọi "Kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN" đã góp phần không nhỏ tạo nên gánh nợ
khổng lồ cho người dân. Cứ nhìn thực tế những Vinashine, vinaline thì sẽ
ra điều đó.
Tờ báo tiếp tục trích dẫn lời của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ
môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài
chính) thừa nhận, hiện nay nợ Chính phủ đã đến ngưỡng nguy hiểm, đặc
biệt là vay nợ nước ngoài "Nhiều người cho rằng được vay đã là tốt, vay
được càng nhiều thì càng tốt. Xét về mặt kinh tế đúng là như vậy, vay
được nhiều không dễ dàng gì và người cho vay phải nhìn mặt để xem xét
khả năng trả nợ của người đi vay. Hơn nữa, nếu khoản vay được đầu tư tốt
sẽ tạo ra được nền tảng cơ sở vật chất tốt cho sản xuất kinh doanh, từ
đó tạo ra năng suất lao động cao, tốc độ tăng trưởng lớn và đem lại lợi
ích lâu dài cho nền kinh tế trong tương lai.Tuy nhiên, Việt Nam đã vay
rất nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây. Điều đó dẫn đến nợ vay của
Việt Nam, nhất là vay nước ngoài đã vượt ngưỡng khuyến cáo của các tổ
chức tài chính quốc tế, trong khi điều kiện, khả năng trả nợ của Việt
nam vô cùng mỏng manh".
Ông Đinh Trọng Thịnh đã nói hoàn toàn đúng bởi vì khả năng trả nợ của
Việt Nam gần như là vô vọng vì kinh tế không có những khoản thu rõ
ràng, càng không có công nghiệp nặng và nhẹ phát triển. Chỉ số xuất khẩu
lại không phải thực chất của Việt Nam mà nhờ hàng hóa của Trung Cộng
cũng như các nhà máy của Hàn Quốc, Nhật Bản đặt trên đất nước Việt Nam
sử dụng công nhân giá rẻ mà thôi. Ngay cả mặt hàng chính yếu nhiều năm
qua là xuất khẩu gạo nay đã thua cả Lào, Campuchia chứ đừng nói Thái Lan
thì con đường kinh tế càng mù mịt. Bấu víu cuối cùng của nhà cầm quyền
CSVN đó chính là dầu mỏ, tuy vậy giá dầu trong 2 năm qua đã duy trì ở
mức thấp kỷ lục một cách liên tục. Chính vì vậy con đường phá sản kinh
tế đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Những ngày qua, đồng bằng sông Cửu Long đang hạn hán nặng nề và một
mùa thiếu đói đang hiện ra trước mắt. Tây Nguyên cũng đang hạn hán bủa
vây. Cả nước sẽ chết đói, lấy gì mà trả nợ đây ?. Âu đó cũng là bài học
nhân quả phải trả cho những tội ác, thói dốt nát, nạn tham nhũng, độc
tài mà đảng CSVN đã và đang nắm tại Việt Nam. Dấu chỉ cho sự sụp đổ toàn
diện của Việt Nam đang đến gần bởi vì cái phao kinh tế đang dần chìm
vào vô vọng.
Việt Thu
25/03/2016
No comments:
Post a Comment