Thứ Sáu, 11.03.2016
Phiên xử thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn gây tranh luận sôi nổi trên các mạng xã hội về số phận trẻ em sống trong thiêng đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: "Nguyễn Mai Trung Tuấn và những khuyết điểm nền tảng của Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa" qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Vụ xử em trẻ Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, sẽ được ghi trong sử
sách Việt Nam như một vết nhơ không thể gội rửa của nhà cầm quyền CSVN
và chứng minh rõ nét những khuyết điểm nền tảng của cái mà người CSVN
gọi là Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.
Tuy dưới tuổi thành niên nhưng CSVN vẫn truy tố trẻ em này dưới tội
danh "cố ý gây thương tích" theo khoản 3 điều 104 Bộ Luật Hình Sự.
Theo đài Á Châu Tự Do, phiên xử đầu tiên ngày 22/11/2015 ở Thạnh Hóa,
Long An. Em bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam và phải bồi thường 42 triệu
600 ngàn đồng.
Khi luật sư biện hộ cho em Tuấn nhắc đến "Công Ước Quốc Tế về quyền
trẻ em" thì thẩm phán CSVN lại gạt bỏ và nói công ước đó không phù hợp
với luật pháp Việt Nam.
Theo tin tức đài BBC, phiên xử phúc thẩm ngày 2 tháng 3 2016. Tòa án
nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn giảm xuống 2 năm 6
tháng tù giam nhưng tái xác nhận số tiền phạt 42 triệu 600 ngàn đồng
cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa.
Khi nghiên cứu vụ án này, chúng ta có thể nêu ra những khuyết điểm nền tảng của Pháp Chế XHCN như sau:
Khuyết điểm nền tảng thứ nhất là Pháp Chế XHCN thiếu một định chế độc lập để bảo vệ tính tối cao của Hiến Pháp
Bảo vệ tính tối cao của hiến pháp là một nguyên tắc nền tảng của một
nền dân chủ pháp trị đúng nghĩa. Tinh thần thượng tôn luật pháp sẽ không
còn ý nghĩa nếu hiến pháp bị tùy tiện vi phạm.
Điều 37 Hiến Pháp 2013 của Việt Nam khắc ghi quyền trẻ em như sau:
"1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành
hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi
khác vi phạm quyền trẻ em."
Tuy nhiên CSVN đã không hiến định hóa một định chế tư pháp độc lập để
phán quyết về tính hợp hiến hay vi hiến của một sắc luật của Quốc Hội,
một tác động của hành pháp hay của một đệ tam nhân, và như thế tập thể
đang có sức mạnh, qua công an, quân đội và bộ máy công quyền là CSVN,
tha hồ vi hiến.
Mỹ từ Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là luật rừng xanh, khi đảng CSVN, nắm giữ quyền lực, có thể hành xử vô pháp vô thiên.
Khuyết điểm nền tảng thứ nhì là: vì thượng tầng cơ sở "bất chính" nên
hạ tầng cơ sở của guồng máy chính quyền "tắc loạn", theo nguyên tắc
muôn đời là "thượng bất chính, hạ tắc loạn".
Khi quốc hội là cơ quan tối cao của nhà nước có thể vi phạm hiến pháp
trắng trợn, khi Bộ Trưởng Công An có thể ra pháp lệnh cho phép công an
quyền tịch thu tài sản của người dân, bất kể các quyền công dân khắc ghi
trong hiến pháp, thì những nhân viên công an mật vụ cấp dưới lạm quyền
hối lộ, hà hiếp nhân dân thấp cổ bé miệng, giết người bịt miệng trong
các trại giam đồn công an, mạo nhận chứng cớ, vu cáo cá nhân, hoặc ngược
đãi các trẻ em dưới 18 tuổi , sẽ là hậu quả tất nhiên của luật rừng
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.
Khuyết điểm nền tảng thứ 3 là sự vắng bóng một định chế tư pháp độc lập thể hiện qua những chánh án chí công vô tư.
Tuy một nền dân chủ đúng nghĩa phải bao gồm 3 yếu tố. Đó là hiến
định, pháp trị và đa nguyên. Tuy nhiên, nếu cân nhắc yếu tố nào quan
trọng nhất, thì có lẽ yếu tố pháp trị có thể tạm cho là quan trọng nhất.
Yếu tố then chốt của hệ thống pháp trị nghiêm chỉnh là sự thiết diện vô
tư của quan tòa. Muốn đạt được điều này, các quan tòa phải là những
luật gia lỗi lạc, họ phải được hành pháp đề nghị và lập pháp thông qua.
Nhiệm kỳ của họ phải là cho đến tuổi hưu trí, hoặc đến khi chết, hoặc
mất trí năng, hoặc bị kết án tội đại hình. Như thế có nghĩa là một khi
được bổ nhiệm, họ không bao giờ bị bất cứ một thế lực nào ảnh hưởng vì
không tuân thủ chỉ thị. Họ sẽ thiết diện vô tư và hành xử theo công lý.
Khuyết điểm nền tảng thứ 4 là các thẩm phán CSVN không am hiểu vị trí
của các công ước quốc tế, nhất là về nhân quyền và đặc biệt trong
trường hợp này là quyền các trẻ em.
Khi luật sư của em Tuấn nhắc đến Công Ước Quốc Tế về quyền trẻ em và
bị thẩm phán cho là không phù hợp với luật lệ Việt Nam, thì điều này
chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về luật học của các thẩm phán CSVN, đồng
thời là một sỉ nhục quốc thể.
Trước hết, Việt Nam đã phê chuận công ước này ngày 28 tháng 2, năm
1990 và bị rang buộc bỡi các điều 2, 19 và 37 ghi rõ trách nhiệm các
quốc gia đối với trẻ em chống lại kỳ thị, hành hạ, lạm dụng và nhất là
các tội hình sự phải được giảm khinh tối đa cũng như các án tù giam phải
là biện pháp cuối cùng.
Yếu tố nhục quốc tể được nêu ra vì khi một quốc gia ký một công ước
là dân tộc ấy đem quốc thể của mình bảo đảm sẽ thi hành nghiêm chỉnh.
Nếu đi ngược với bảo đảm này là mình đã làm nhục quốc thể rồi. Thêm vào
đó, tuyên bố rằng một công ước quốc tế phải phù hợp với luật Việt Nam
chứng tỏ sự kém hiểu biết của một quan tòa CSVN.
Khuyết điểm nền tảng thứ 5 là sự vắng bóng của một xã hội dân sự phát
triển, trong đó có những tổ chức phi chính phủ (NGOs) đủ sức mạnh và
khả năng bênh vực cho quyền lợi trẻ em:
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa thực sự là đảng trị hay luật rừng. Đảng sở
hữu nhà nước và triệt tiêu xã hội dân sự qua việc giàn dựng các tổ chức
xã hội cuội. Chính vì thế, khi nhà nước, qua các tòa án của đảng, vi
phạm quyền trẻ em của Nguyễn Mai Trung Tuấn thì không có một tổ chức phi
chính phủ bênh vực quyền lợi trẻ em nào lên tiếng vì họ không được phép
hiện hữu. Nếu việc này xảy ra tại Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Anh Quốc hay Pháp
chẳng hạn, thì các tổ chức phi chính phủ hùng mạnh sẽ can thiệp. Tòa án
chí công vô tư sẽ nghiêm trị các nhân viên công lực, kể cả công tố
viện, vi phạm quyền trẻ em. Nếu chính phủ vi phạm chính phủ sẽ bị chế
tài nghiêm khắc và có thể đảng cầm quyền sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tới.
Em Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ là một trong hằng vạn trẻ em Việt Nam
nạn nhân của chế độ. Giải thể độc tài và xây dựng một nền dân chủ hiến
định, pháp trị và đa nguyên là trách nhiệm của mọi người dân Việt còn
chút lương tri.
Cám ơn quý thính giả đã lắng nghe bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment