Sunday, May 24, 2020

Tin Tức: Chủ Nhật 24.05.2020

Tin Tức

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải

1/ PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP NGUYỄN TƯỜNG THUỴ BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC”
Vào sáng thứ Bảy ngày 23/5, an ninh thành phố Sài Gòn đã ập vào tư gia của ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và bắt giữ ông với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Công an  đã khám xét tư gia của ông Thụy tại chung cư Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thu giữ máy tính và một số thiết bị liên lạc khác. Sau đó, chúng đưa ông đi và nói sẽ giam ông tại khám Chí Hòa. Ông Nguyễn Tường Thụy sẽ bị biệt giam trong 4 tháng tới để điều tra về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Vụ bắt giữ ông Thuỵ xảy ra 6 tháng sau vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án từ 7 đến 12 năm tù nếu bị kết tội.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức quy tụ nhiều cây viết thuộc giới bất đồng chính kiến, thường xuyên có nhiều bài báo chỉ trích chế độ một cách thẳng thắn.
Một ngày trước khi bắt ông Thuỵ, công an Hà Nội đã bắt giữ nhà báo, nhà văn Phạm Thành, chủ nhân của blog Bà Đầm Xòe.
2/ CAMPUCHIA YÊU CẦU VIỆT NAM DỠ CHỐT KIỂM SOÁT TRONG KHU VỰC TRANH CHẤP
Giữa tuần qua, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi công hàm ngoại giao tới Tòa Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh để yêu cầu quân đội Việt Nam dỡ bỏ các lán trại biên phòng được dựng trong khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước.
Theo truyền thông Việt Nam, các lán trại mà Campuchia đề cập đến là các chốt kiểm soát mà biên phòng Việt Nam dựng lên gần đây để “bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống dịch bệnh Vũ Hán.”
Cuối tháng trước, Campuchia đã yêu cầu Việt Nam dỡ bỏ các chốt kiểm soát trong khu vực tranh chấp chưa được phân định biên giới chính thức giữa hai nước, nằm sát biên giới tỉnh An Giang của Việt Nam với tỉnh Kandal của Campuchia.  
Sau cuộc hội đàm ở cấp tỉnh, biên phòng Việt Nam cho biết sẽ gỡ các lán trại. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có 3 lán được dỡ bỏ, còn lại 28 lán vẫn tồn tại trong khu vực này.
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới dài 1.270 km. Sau nhiều vụ đụng độ ở biên giới, hai bên đã thúc đẩy tiến hành phân định ranh giới trong những năm gần đây.
Tháng 10 năm ngoái, hai thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Hun Sen đã ký các văn bản phê chuẩn 84% công việc phân định biên giới hoàn thành giữa hai quốc gia.
3/ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỔ THỪA SỰ CHẬM TRỄ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG LÀ DO DỊCH VŨ HÁN
Trong báo cáo gửi Quốc hội cộng sản tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải nói rằng dịch Vũ Hán đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vì các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa thể sang Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và người hoạt động cho rằng việc đổ thừa này là không hợp lý vì dự án Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần, bê bối trong thi công, tai nạn lao động… đã xảy ra trước khi dịch Vũ Hán bùng phát ở Trung Cộng. Cho dù hạn chế người ngoại quốc vào Việt Nam, Hà Nội đã giành nhiều biệt đãi cho dự án, đồng ý đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải, cho 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian cách ly.
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng hơn 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu Mỹ kim nhưng đội lên thành 886 triệu năm ngoái.
4/ NATO MUỐN DUY TRÌ HIỆP ƯỚC “BẦU TRỜI MỞ”
Sau khi Hoa Kỳ thông báo đơn phương rút khỏi hiệp ước có tên là “Bầu trời mở” ký năm 1992, các thành viên NATO đã họp khẩn cấp tại Bruxelles vào thứ Năm ngày 22/5. Cho dù không thể ngăn cản được quyết định của Washington, các thành viên NATO muốn tỏ rõ quan điểm phải duy trì hiệp ước giải trừ vũ khí. 
NATO tiếp tục ủng hộ, tôn trọng và thúc đẩy giải trừ vũ khí, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí. NATO nhấn mạnh là quyết định của Hoa Kỳ chỉ có giá trị trong 6 tháng.
Mười một nước châu Âu, trong số đó có Pháp, Đức, Anh và Ba Lan kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại quyết định. Đó là những nước vẫn mong muốn có sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ với khối NATO.
5/ HOA KỲ BỔ SUNG 33 CÔNG TY TRUNG CỘNG VÀO DANH SÁCH ĐEN
Vào thứ Năm ngày 22/05, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo đã bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Cộng vào danh sách đen bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế. Theo Washington, đó là những công ty và tổ chức đã tham gia hỗ trợ các hoạt động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương.
Bảy công ty và 2 tổ chức bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vì đã vi phạm nhân quyền, trực tiếp dính líu vào các vụ bắt giữ hàng loạt, cải tạo tập trung người Duy Ngô Nhĩ. 24 công ty và tổ chức còn lại đã mua các trang thiết bị và vũ khí để quân đội Trung Quốc sử dụng vào các hoạt động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ. Trong số này có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và phần mềm nhận diện, vẫn phải mua các chi tiết công nghệ từ Hoa Kỳ.
Các đối tượng bị đưa vào danh sách đen sẽ bị hạn chế mua hàng của Hoa Kỳ, hoặc các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài theo công nghệ của Hoa Kỳ.
6/  QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA ANH QUỐC VÀ TRUNG CỘNG CÓ KHUYNH HƯỚNG XẤU
Thái độ chống Trung Quốc có vẻ đang gia tăng trong chính khách Anh, một phần vì cách Bắc Kinh ứng phó với đại dịch Vũ Hán, và phần khác là  vì Trung Quốc mới đây muốn áp đặt luật an ninh lên Hong Kong. 
Theo tờ Policy Exchange, cho rằng các nhánh khác nhau trong đảng Bảo thủ đang tìm tới nhau để đòi chính phủ Anh cần cứng rắn hơn với Trung Quốc. 
Các nhánh này gồm: 
-nghị sĩ thân Mỹ sợ thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ bị đe dọa nếu Anh không quyết liệt với Trung Quốc như Hoa kỳ; 
-các nghị sĩ quan tâm vấn đề nhân quyền của người Hồi giáo Uighur; những người lo Trung Quốc thách thức trật tự thế giới; 
-các nghị sĩ ở miền Bắc nước Anh lo lắng rằng nhà máy vùng này bị Trung Quốc đe dọa. 
– Một số nghị sĩ muốn Thủ tướng Boris Johnson từ bỏ hoặc giảm bớt kế hoạch cho phép Huawei tham gia mạng 5G. – Một số lại muốn có phản ứng mạnh hơn vì Hong Kong. 

No comments:

Post a Comment