Wednesday, May 13, 2020

Cán cân quyền lực Ba Đình hậu đại dịch Vũ Hán

Bình Luận

Sau cơn đại dịch Vũ Hán, những đấu đá nội bộ trong Đại Hội 13 của đảng cs VN tăng tốc nhưng không ngoài mục tiêu tranh dành và chia chác quyền lợi, kể cả mãi quốc cầu vinh. 
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Vũ Đông Hà với tựa đề: “Cán cân quyền lực Ba Đình hậu đại dịch Vũ Hán” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trong suốt cái gọi là “chống dịch như chống giặc với tinh thần giải phóng miền Nam”, với khả năng bưng bít thông tin và trình làng với thế giới “kỳ tích” chống dịch, Nguyễn Xuân Phúc đã từ vũng lầy Vũ Hán trồi lên như một kẻ đứng đầu trong cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội đảng 13.
Ngược lại, Nguyễn Phú Trọng đã và đang trở thành cái bóng lu mờ, cách ly đằng sau 2 ghế Tổng-Tịch và cái lò nguội lạnh. Bên cạnh đó, vị trí của tên đệ tử con hoang trung thành nhất của Bắc Kinh này đang lâm vào tình trạng môi hở răng… rụng, thể hiện qua mối quan hệ không là đồng chí chẳng là anh em Việt-Tàu-cộng gần đây. Cú đánh “công hàm Phạm Văn Đồng” của Bắc Kinh nhắm vào Ba Đình cho thấy thiên triều phương Bắc đang cơm không lành canh không ngọt với đám chư hầu phương Nam.
Nhìn vào nội bộ đảng, trong suốt mấy năm qua, chiến dịch thanh trừng giữa đồng chí phe ta với đồng rận phe địch của chủ lò Nguyễn Phú Trọng đã có những tác hại trầm trọng lên sự nghiệp làm giàu chung của tập đoàn tư bản đỏ và quan chức đại gia. Rất khó để các quan an tâm làm giàu khi củi lửa không biết có đem ra đốt mình.
Cùng lúc, viễn ảnh của hậu đại dịch là một nền kinh tế suy yếu trầm trọng và tập đoàn cai trị Ba Đình chỉ có cơ may sống còn nếu có được một sân chơi chính trị / kinh tế tương đối thuận lợi cho các công ty ngoại quốc đang tìm đường rút khỏi ổ dịch Tàu cộng chui đầu vào.
Cộng những yếu tố trên cho thấy khó mà bầy sâu cộng sản muốn tiếp tục duy trì một con sâu đầu đảng mà mục tiêu duy nhất là chỉ muốn điên cuồng đốt lò để củng cố quyền lực một chúa hai ngôi.
Từ đó dẫn đến vị trí của Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng được cho là người có nhiều triển vọng ngồi vào ghế Tổng bí thư. Là một tên cộng sản giáo điều, bảo thủ, hồng hơn chuyên, Trần Quốc Vượng không thể và từ đó không muốn lãnh đạo Việt Nam mang hình dáng đầu cộng sản đuôi kinh tế thị trường. Do đó Trần Quốc Vượng mới vực lại xác chết cộng sản nguyên thuỷ với chủ trương: “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu.”
Với chủ trương từ người trở lại vượn này, Trần Quốc Vượng khó mà có được sự ủng hộ rộng rãi của bầy đàn Trung ương đảng đang muốn trở lại thời kỳ kiếm tiền vàng son của Nguyễn Tấn Dũng và mong chờ một viễn ảnh đầu tư, hoạt động sản xuất của công ty nước ngoài trong giai đoạn hậu mắc dịch để hốt bạc.
Từ đó, xác xuất cao là Nguyễn Xuân Phúc (65 tuổi) sẽ được bầu vào ghế Tổng Bí Thư.
Vai trò Thủ tướng cần có người để khởi động lại sự nghiệp làm giàu cho các quan tham. Vương Đình Huệ trước đây là phó thủ tướng, sau đó chuyển sang làm thủ lãnh bầy đàn Hà Nội, với học vị giáo sư, tiến sĩ kinh tế có thể là người được đảng xếp vào ngôi vị thủ tướng.
Vai trò Chủ tịch “đảng” hội trong tương lai cần người giỏi gật và mau mắn ký những chủ trương của đảng để luật hóa những âm mưu làm giàu, bán đất, bán nước của đảng. Nguyễn Thị Kim Ngân với những chiếc áo dài xinh đẹp xứng đáng trong vai trò làm kiểng ngoan ngoãn này.
Còn lại là ghế chủ tịch nước. Đây sẽ là cuộc tranh giành ngôi vị làm vì giữa Phạm Bình Minh, Nguyễn Thiện Nhân và Trương Hòa Bình.
Cho dù thay ngôi đổi vị kiểu nào, tất cả cũng là một tập đoàn bán nước hại dân nắm đầu nắm cổ nhân dân. Trước đại hội hay sau đại hội 13, tiền đại dịch hay hậu đại dịch… vẫn còn y nguyên một lũ: Đảng Mắc Dịch./.
Vũ Đông Hà

No comments:

Post a Comment