Saturday, July 8, 2017

Long vân hầu Trương Tấn Bửu

DanhNhânNướcViệt

Uy đức Bắc thành, an vũ trụ,
Thống huyền Nam địa, tịnh biên cương.
Nghĩa là:
Uy đức trấn an vùng thành Bắc,
Trị dân ổn định cõi bờ Nam.
Đó là 2 câu đối trên hai cột hiên của đền thờ Long vân hầu Trương Tấn Bửu.
Trương Tấn Bửu sinh năm 1752, tại làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Trương Tấn Bửu là con thứ 3 của ông Trương Tấn Khương và bà Trần Thị Nghĩa.

Thời trai trẻ, Trương Tấn Bửu tuấn tú, nổi tiếng là người có sức mạnh vô song. Về sau, ông được xem là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn gồm: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu.
Năm 1787, lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh lẩn tránh quân Tây Sơn, có ghé nhà cha ông tạm trú một đêm. Được dịp, ông xin theo phò tá nhưng vừa ra khỏi nhà thì gặp trận ác chiến. Nhờ thông minh và lòng dũng cảm, ông cứu được chúa Nguyễn Phúc Ánh và được cử làm Cai cơ trong đạo quân của Tôn Thất Hội.
Tháng 6 năm 1790, ông thăng chức Hậu quân Chánh chưởng chi, đổi qua Chưởng quản Tiền quân.
Tháng 2 năm 1797, ông giữ chức Tiền quân Phó tướng, lập được nhiều chiến công ở Bình Định, Hội An.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, phong ông làm Chưởng dinh, trông coi đạo quân Bắc Thành.
Năm 1806, nhờ có công dẹp giặc cướp biển Tàu Ô, ông được thăng làm Tả quân Phó tướng, lãnh chức Tổng trấn Bắc Thành, thay tướng Nguyễn văn Thành vào Nam.
Năm 1810, ông được bổ vào Gia Định, nhận chức Quyền Tổng trấn.
Năm 1812, ông lãnh chức Phó Tổng trấn Gia Định thành.
Năm 1816, khi đôn đốc xây thành Châu Đốc, ông được điều về Huế làm Trung quân Phó tướng.
Năm 1821, ông được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm 1822, ông được thăng Chánh Nhất phẩm. Thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai Tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.
Năm 1823, theo lệnh của Tả quân Lê văn Duyệt, ông cùng với Nguyễn Văn Thoại chỉ huy 35.000 quân dân, đào kinh Vĩnh Tế dài hơn 90 cây số nối từ sông Hậu, Châu Đốc, thẳng ra biển Hà Tiên. Thời gian sau đó, ông bị bệnh xin về hưu và được nghỉ vào ngày 17/11/1825.
Ngày 2/8/1827, ông qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Vua Minh Mạng giao việc chôn cất ông cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Năm 1852, ông được vua ban chiếu cho thờ trong miếu Trung hưng Công thần và đền Hiền lương.
Mộ ông hiện tọa lạc tại số 41, đường Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, ngôi mộ này được xem là một trong những ngôi mộ cổ nhất Sài Gòn.
*****
Trương Tấn Bửu được xem là một võ tướng lẫy lừng thời nhà Nguyễn, mặc dù không được báo chí nhắc đến. Nhưng cuộc đời làm quan của ông hơn 40 năm, qua 2 triều vua Gia Long và Minh Mạng được sử Việt ghi nhận. Chính ông là người đã góp công lớn trong việc dẹp giặc giữ nước. Từng trực tiếp chỉ huy 5 ngàn quân xây thành Châu Đốc, cũng như chỉ huy 35 ngàn dân quân đào kinh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu.
Sử sách ghi chép, ngoài những chiến công hiển hách trên chiến trường, có nhiều võ tướng đã góp công rất lớn trong việc mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước. Chính họ đã mở mang dân trí, phục hưng kinh tế trong các thời loạn lạc.
Uy viễn Tướng quân Nguyễn Công Trứ đã mở mang bờ cõi ở miền Bắc, thì Long Vân hầu Trương Tấn Bửu đánh giặc ở miền Bắc và an dân tại miền Nam. Triều đại nhà Nguyễn tuy bị phê phán khá nặng nề vì bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng ít nhất vẫn có nhiều điểm sáng chói hơn là nhà cầm quyền Cộng sản đã đẩy đất nước vào vòng lạc hậu, suy thoái mọi lãnh vực.
Trải qua gần 5 ngàn năm, phương Bắc vẫn không thể chiếm đất và đồng hóa được dân tộc Việt.
Ngày xưa, vì vinh hoa phú quý mà gian quân Lê Chiêu Thống “rước voi về dày mả tổ”, dẫn đường cho 29 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị kéo sang chiếm đóng Đại Việt, bị vua Quang Trung đánh tan tác. Sau đó Lê Chiêu Thống phải bỏ mạng tại Yên Kinh (đất Tàu).
Điều đau lòng là sau 150 năm, đất Việt lại xuất hiện một tập đoàn Lê Chiêu Thống mới có tên là đảng cộng sản VN. Tội lỗi của đảng này còn nặng hơn tập đoàn Lê Chiêu Thống ngày trước gấp trăm lần, vì ngoài tội cấu kết bán nước cho ngoại bang, tập đoàn này còn toa rập với tài phiệt nước ngoài đầu độc môi trường, giết hại lần mòn người dân cả nước.
Từ ngày CSVN cướp chính quyền tại miền Bắc vào năm 1945, và cướp miền Nam năm 1975, chưa lúc nào đất nước VN suy đồi như hôm nay. Hơn 40 năm đất nước “thống nhất” dưới sự độc tôn lãnh đạo của đảng, những gì tệ hại, thê thảm mà CSVN đã gây ra cho đất nước quả thật là không thể nào diễn tả được.
Ngày nay, ngoài những kẻ vì quyền lợi cá nhân cố tình nhắm mắt tin theo những lời xảo quyệt dối trá của CSVN, mọi người đều đã thấy mặt trái thô bỉ với chủ trương bán nước cho ngoại bang và hủy hoại nền văn hiến của dân tộc.
Rất may mắn là trong thời gian gần đây, rất nhiều hậu duệ của Nguyễn Công Trứ, Trương Tấn Bửu… đã xuất hiện. Họ mang tinh thần yêu nước của các bậc tiền nhân, chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc trường tồn.
Liệu dân tộc Việt có bứt được gông xiềng nô lệ mới hay không?
Việt Nam sẽ thoát vòng nô lệ mới, khi có nhiều con dân Việt ý thức trách nhiệm vùng lên “đáp lời sông núi”, giống như đạo quân Tây Sơn của vị anh hùng Nguyễn Huệ, quét sạch tập đoàn Lê Chiêu Thống và đuổi quân Tàu ra khỏi bờ cõi. Bằng không, vài năm sau Việt Nam sẽ mất tên trên bản đồ thế giới.
Việt Thái

No comments:

Post a Comment