Tuesday, August 21, 2012

Tin Tức


Chủ Nhật ngày 19.08.2012   
1. Công ty điện lực EVN lẫn trốn cuộc đối thoại có hẹn trước với nhân dân
Theo cam kết vào ngày 6 tháng 6 giữa công ty điện lực EVN và phía đại diện cho 33 hộ dân khiếu nại về ảnh hưởng của công ty này thì cuộc đối thọai giữa hai bên sẽ diễn ra vào sáng ngày 17 tháng 8 tại tại trụ sở EVN tại Hà Nội. Tuy nhiên, vào lúc 8 giờ 20 sáng, khi phái đoàn gồm 6 người đại diện văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, nhiều phóng viên báo chí, tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải, tiến sĩ vật lý Phạm Văn Lâm cùng đoàn người đại diện cho 33 hộ dân đến trụ sở EVN thì cổng

đóng kín và có 2 chiếc ô tô án ngữ trứơc phía trước. Khi luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu được đón tiếp thì được một nhân viên của công ty này thông báo là cấp lãnh đạo không có mặt. Luật sư Trần Vũ Hải đã đưa ra văn bản của ông Lương Quang Thành, phó giám đốc công ty xác nhận ngày giờ và địa điểm cuộc hẹn nhưng các nhân viên EVN đều lãng tránh. Luật sư Nguyễn Tiến Dũng đã đến trụ sở Công An phường Lý Thái Tổ yêu cầu cử cán bộ ra chứng kiến và lập biên bản về việc EVN không tiếp Luật sư và các hộ dân theo như cam kết và xác nhận các hộ dân không gây mất trật tự nhưng các cán bộ Công an ở đây cũng đã viện cớ thoái thác. Bà con Đại từ cho biết họ sẽ tiếp tục bám trụ trước trụ sở EVN cho đến khi lãnh đạo EVN thực hiện cam kết đối thoại với họ tại trụ sở EVN trước sự chứng kiến của các Luật sư, nhà báo, nhà khoa học, Đại biểu Quốc hội để làm rõ sự việc.
2. Vợ của ông Đoàn Văn Vươn chưa gặp được chồng
Trong một cuộc trao đổi với ban Việt ngữ BBC, bà Nguyễn Thị Thương nói rằng bà chưa hề được biết tin tức gì về các ông Đòan Văn Vươn và Đoàn Văn Quý kể từ ngày hai ông bị bắt đến nay. Bà Thương giải thích thêm những người từ chối không cho gia đình bà thăm nom hai ông Vươn và Quý là cơ quan điều tra công an Hải Phòng: "Họ cứ nói là trong quá trình chờ điều tra, thì gia đình chưa được gặp. Và bây giờ 6-7 tháng rồi, mà họ vẫn nói là chưa hết điều tra và không có một thông tin gì về cho gia đình cả." Bà Thương nói thêm "Nhiều lần họ cứ nói là xin ý kiến cấp trên, rồi lại nói là cấp trên đi vắng. Các luật sư cũng nói là không thể làm gì được, vì họ giam giữ rất kỹ và không cho gặp." Bà cho biết gia đình đã làm rất nhiều khiếu nại, gửi lên cả Viện Kiểm sát và Tòa Án Nhân dân Thành phố Hải Phòng, nhưng nhiều đơn từ lại bị trả lại mà theo bà thì cơ quan công an của Thành phố không giải quyết. Vụ phản kháng chính quyền cưỡng chế đất đai hôm 5/1/2012 liên quan đến gia đình ông Đoàn Văn Vươn làm sáu công an và bộ đội bị thương tại thôn Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Chủ khu đầm bị cưỡng chế Đoàn Văn Vươn cùng ba thân nhân đã bị bắt và bị khởi tố tội Giết người. Vụ án gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước trong khi các cuộc cưỡng chế đất đai do nhà cầm quyền CSVN chủ xướng vẫn diễn ra ngày càng nhiều và tàn bạo hơn.
3. Một nhóm các quan chức và các nhà hoạt động Nhật đổ bộ lên các đảo đang tranh chấp
Một nhóm gồm khoảng 150 các quan chức và các nhà hoạt động Nhật Bản đã đổ bộ lên các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc. Tin của hãng thông tấn AFP cho hay đoàn tàu của nhóm này đã đổ neo cạnh các hòn đảo này và nhóm người này đã bơi vào đảo. Cả hai nước Nhật và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ông Eiji Kosaka, một quan chức tại Tokyo đi theo đoàn người này phát biểu rằng nhóm của ông đã có quyết định bơi ra quần đảo Senkaku từ lâu bất chấp lệnh cấm của chính quyền Nhật. Ông nhấn mạnh “chúng tôi muốn đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ đến nhà cầm quyền Trung Quốc”. Cũng cần nhắc lại vào thứ Sáu ngày 16 tháng 8 vừa qua, cảnh sát Nhật đã bắt 14 người đi thuyền từ Hồng Kông đền các hòn đảo này và đã trao cho cơ quan di trú để làm thủ tục trục xuất họ về Trung Quốc.
4. Máy bay chở Bộ trưởng Nội vụ Philippines bị rơi
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Jesse Robredo cùng 3 người khác đã mất tích sau khi một máy bay cỡ nhỏ chở họ rơi xuống vùng biển ngoài khơi đảo Masbate ở miền Trung nước này chiều 18 tháng 8. Ít nhất một người đã được cứu trong vụ rơi máy bay này.
Máy bay cất cánh từ thành phố Cebu, miền Trung Philippines, và khi đang trên hành trình đến thành phố Naga, quê hương ông Robredo, ở tỉnh Camarines Sur, thì phi công thông báo sẽ hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Masbate. Tuy nhiên, trong khi tìm cách hạ cánh thì máy bay bất ngờ rơi xuống biển gần đảo Masbate. Trước khi rơi xuống biển, một trợ lý của ông Robredo đã nhảy khỏi máy bay và được cứu. Hiện công tác tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành. Người phát ngôn quân sự địa phương, Đại tá Generoso Bolina cho biết trên máy bay có 4 người, ngoài trợ lý của ông Robredo đã được cứu, ông Robredo và hai phi công hiện vẫn mất tích. Bộ trưởng Nội vụ Robredo là một trong những thành viên nội các thân cận với Tổng thống Philippines Benigno Aquino và là người hỗ trợ đắc lực cho ông Aquino trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2010.

No comments:

Post a Comment