Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây.
1/ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO ĐƯỢC NÊU LÊN TẠI HỘI NGHỊ TÔN GIÁO QUỐC TẾ 2023
Các vụ đàn áp tôn giáo ở VN, điển hình là vụ án Thiền am Bên bờ Vũ trụ,
các tín đồ Công giáo bị bắt vì phản đối Formosa, đã được các nhà đấu tranh VN
nêu ra tại Hội nghị Tôn giáo Quốc tế 2023.
Phái đoàn VN có khoảng 30 nhà
hoạt động tôn giáo, trong tổng số 70 tổ chức tham dự hội nghị năm nay, trong số
đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như chủ tịch quốc hội Đài Loan, thủ tướng
Slovak, các quan chức LHQ về tự do tôn giáo, cơ quan phát triển Hoa Kỳ, chủ
tịch ủy ban đối ngoại hạ viện Hoa Kỳ và nhiều lãnh đạo khác.
Phát biểu trước hội nghị, Linh
mục Nguyễn Văn Khải, thuộc Dòng chúa Cứu thế VN, cho biết là nhiều tín đồ Công
giáo, như nhà báo Nguyễn Văn Hóa, đã bị bỏ tù với các bản án nặng nề khi chống
đối công ty Formosa. Vị linh mục này cho biết là bạo quyền VN đã tìm cách tiêu
diệt các tôn giáo không trực thuộc hệ thống quốc doanh nhưng đã thất bại.
Cũng tại hội nghị này, vụ án
Thiền am Bên bờ Vũ trụ, hay còn gọi tên Tịnh thất Bồng lai, cũng bị chỉ trích
dữ dội vì mức độ đàn áp tự do tôn giáo, xúc phẩm cả trẻ em và người lớn tuổi.
Bà Đinh Ngọc Tuyết, chủ tịch hội đồng quản trị cơ quan BPSOS, cho biết là mỗi năm phái đoàn VN đều cố gắng tham gia vào hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế với mục đích vận động cho quyền tự do tôn giáo tại VN. Đến với hội nghị lần này, bà Tuyết nhấn mạnh, ngoài vận động cho Việt Nam, bà còn muốn kết nối, hợp tác làm việc với nhiều tổ chức hoạt động về tôn giáo quốc tế. Từ đó, thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
2/ VN GIA TĂNG BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH TẠI CÁC PHI TRƯỜNG
Hai phi trường lớn nhất nước là
Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn và Nội Bài ở Hà Nội đang gia tăng các biện pháp chống
dịch Vũ Hán trước nguy cơ lây lan của biến thể mới.
Báo chí lề đảng cho biết là vào hôm qua, thứ Tư 1/2, phi
trường Tân Sơn Nhất tiếp tục duy trì việc chống dịch bao gồm khẩu trang và khử
khuẩn. Phi trường này cũng duy trì 48 thiết bị khử khuẩn tự động tại các cổng
ra vào. Trong khi đó, một quan chức phi trường Nội Bài cho biết cũng đang áp
dụng các hình thức nói trên.
Theo bộ giao thông VN, các phi trường VN trong bảy ngày Tết
đạt xấp xỉ 13 ngàn lần hạ cánh và cất cánh với gần 2 triệu hành khách. Nếu tính
từ ngày 15/12 đến nay, có hơn 11 triệu hành khách thông qua phi trường, trong
đó hành khách quốc nội là 9 triệu.
Cần biết là từ ngày 8/1 vừa qua, Trung Cộng đã mở cửa cho
người dân đi lại sau nhiều tháng phong tỏa vì đại dịch. Du khách Trung Cộng đã rầm
rộ trở lại Việt Nam giữa những lo ngại về tình trạng dịch bệnh đang lây lan nhanh
chóng ở Hoa Lục.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn quyết định
duy trì mức cảnh báo cao nhất với đại dịch Vũ Hán là khẩn cấp toàn cầu. Đây là
quyết định mà WHO đã đưa ra cách đây ba năm sau khi dịch mới bùng phát.
Bộ y tế Việt Nam cho biết, về căn bản Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn khuyến cáo các địa phương cẩn trọng và thúc đẩy việc tiêm vắc-xin phòng dịch.
3/ MỸ GÂY SỨC ÉP ĐỐI VỚI VN VỀ
VẤN ĐỀ NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP
Hoa Kỳ đang gây sức ép lên VN về vấn đề quyền lợi của người lao động, bao
gồm cả việc cho phép các nghiệp đoàn được hoạt động độc lập, thoát khỏi sự chi
phối của đảng CSVN.
Tờ báo Nikkei Asia vào hôm 30/1 cho biết Hoa Kỳ cũng gia
tăng các cảnh báo về việc xử dụng lao động cưỡng bức, đặc biệt là ở Tân Cương,
nơi các vật liệu bông sợi được cung cấp cho ngành dệt may của Việt Nam.
Cần biết là Hoa Kỳ từng gây sức ép đối với Việt Nam trong
việc cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập khi đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) nhưng sau đó Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định này. Tuy nhiên
vào năm 2022, Hoa Kỳ lần đầu tiên bổ nhiệm một tham tán phụ trách vấn đề lao
động ở tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Đó là ông Chad Salitan.
Ông Salitan nói với tờ báo Nikkei là hiện giới chức VN vẫn
đang soạn thảo nghị định liên quan đến các quyền lợi của các nghiệp đoàn độc
lập ở Việt Nam. Dự trù nghị định này sẽ được đưa ra vào năm nay.
Giới chức Mỹ cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến tình
trạng các nhà máy ở Việt Nam xử dụng bông sợi từ Tân Cương.
Vào cuối tháng 7 năm ngoái, nhiều nhóm vận động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc các nhà sản xuất ở một số quốc gia như Việt Nam và Bangladesh đã âm thầm tẩy xóa nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm bông sợi có nguồn gốc từ Tân Cương của Trung Quốc. Việc giấu nguồn gốc này là để tránh bị chế tài bởi đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Hồi Hột vừa có hiệu lực vào tháng 6.
4/ UKRAINE LOAN BÁO SẼ NHẬN ÍT NHẤT 120 XE TĂNG TỪ PHƯƠNG TÂY
Vào hôm thứ Ba 31/1, trên mạng xã hội, Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba loan báo là tổng cộng số xe tăng hạng nặng mà các
nước phương Tây hứa cấp là khoảng từ 120 đến 140 chiếc.
Ông Kuleba cho biết thêm các xe tăng này là
Leopard 2 do Đức sản xuất, Challenger của Anh và Abrams của Mỹ. Đây là lần đầu tiên mà Ukraine tiết lộ tổng
số xe tăng mà các đồng minh phương Tây hứa cấp cho quân đội Ukraine để chống trả
quân xâm lược Nga. Tuy nhiên tiến trình chuyển giao các chiến xa đó sẽ kéo dài
nhiều tháng do phải mất thời gian để huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine.
Nước Anh dự trù sẽ giao cho chính phủ Kiev các xe tăng
Challenger vào cuối tháng 3, trùng thời điểm với nước Đức. Nhiều nước Âu châu khác
như Ba Lan cũng sẽ viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine.
Một số quốc gia khác như Pháp còn do dự, chưa muốn lấy xe
tăng từ kho vũ khí để viện trợ cho Ukraine vì lo ngại làm suy yếu khả năng quân
sự của mình. Tuy nhiên, chính phủ Paris thông báo sẽ cấp thêm cho quân đội
Ukraine 12 đại bác Caesar 155 ly. Nhưng các khẩu đại bác rất chính xác đó không
có tầm bắn hơn 100 cây số mà quân đội Ukraine đang cần để phá hủy các kho đạn
và hệ thống tiếp viện của quân Nga.
Trong khi đó, sau
xe tăng hạng nặng, tổng thống Ukraine đang hối thúc phương Tây cung cấp các phi
đạn tầm xa và chiến đấu cơ.
Trong khi đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo là Do Thái dự trù viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kiev và Moscow. Cho tới nay, ông Netanyahu vẫn tránh ủng hộ mạnh mẽ Ukraine vì không muốn làm mích lòng Nga, hiện vẫn kiểm soát không phận nước Syria láng giềng.
No comments:
Post a Comment