Thursday, February 2, 2023

Năm mới, Việt Nam sẽ ‘rơi vào’ quỹ đạo nào?

Bình Luận

TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng là một đảng viên khả năng tầm thường . Yếu tố duy nhật ông leo lên chức TBT là long trung thành và ngưỡng mộ tuyệt đối CSTQ và đàn anh Tập Cận Bình. Bao lâu ông còn nắm quyền, ngày đó chủ quyền của dân tộc còn đối diện với hiểm nguy. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Đông A với tựa đề: “Năm mới, Việt Nam sẽ ‘rơi vào’ quỹ đạo nào?” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Trần Đông A

Tới đây sẽ là thời điểm quan trọng để Ban lãnh đạo Hà Nội quyết định xem họ sẽ tiếp tục hay điều tiết chậm lại “cuộc thanh lọc nội bộ” dưới cái tên trần trụi là “chiến dịch đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Giống như bao khúc quanh khác trong lịch sử của đất nước, lần này, giới quan sát vẫn đặt tương lai năm nay của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào sức ép từ những chuyển động quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Từ khóa ở đây là “rơi vào”, có ý cảnh báo, Việt Nam đừng bị động mà hãy chủ động chọn lựa các định hướng chính sách rõ ràng và minh bạch.

Quý Mão năm nay Việt Nam đối mặt với hàng loạt các vấn đề nan giải. Với cơn “địa chấn” về giành giật phe phái từ trước Tết, rồi đọc qua hai bức thư ông Trọng và ông Tập trao đổi cho nhau nhân dịp năm mới và nghe bài phát biểu chúc Tết nói trên của ông Trọng… Tất cả, có thể dự đoán gì về câu trả lời, năm 2023, Việt Nam sẽ “rơi vào” quỹ đạo nào? Liệu năm 2023 này có phải là năm của “vận mệnh tương quan” giữa Việt Nam và Trung Quốc không? Blogger Trân Văn nêu câu hỏi. Thì đây: trong Thư chúc Tết gửi Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”. Cũng theo lá thư này, Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiện các chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, trong tất cả các tờ báo và các trang mạng “mậu dịch” của Việt Nam, nội dung hai nước Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” này đã được bỏ qua! Tại sao lại có chuyện cắc cớ này, vẫn theo cách giải thích của Blogger Trân Văn, “với dân chúng Việt Nam, chuyện TBT Tập Cận Bình vỗ về, rằng Trung Quốc và Việt Nam có... ‘chung tương lai’ lại là chuyện thuộc loại nhạy cảm dễ dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Đem chuyện này ra kể lể trước thềm năm mới – nhất là trong dịp tưởng niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) và trước dịp tấn công đồng loạt và tàn sát dã man dân thường trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc (17/2/1979), để chống lưng cho bè lũ diệt chủng Polpot ở biên giới Tây Nam – rõ ràng là không ổn và không khôn ngoan tí nào, nên “lờ đi” là thượng sách!

“Giản lược” và “bỏ qua” một ý rất cơ bản trong thông điệp của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình gửi ĐCSVN rõ ràng là một tính toán có chủ đích. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy cao độ” hơn nữa kết quả của chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Ở Việt Nam hiện đang hình thành một quan niệm khá bất lợi đối với “dư âm” của chuyến thăm ấy.

Đối với ĐCSVN, “tháng Giêng” không còn “là tháng ăn chơi” nữa. Ông Trọng và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đang phải quyết định về tốc độ hành động? Phải chèo lái cuộc chống tham nhũng thế nào để các nhà đầu tư trong và ngoài nước thoát khỏi nỗi ám ảnh, Việt Nam suốt ngày chỉ lo “gom củi” để “bỏ lò” mà không tập trung thời gian và sức lực cho sản xuất và sáng tạo. Riêng đối với TBT Nguyễn Phú Trọng, bất luận ông chịu ơn ông Tập Cận Bình và các đồng chí Trung Quốc của ông đến bao nhiêu đi nữa, thì ông cũng phải tìm cách thoát khỏi “khẩu bi”: là Thái thú của Tàu! Đừng để bị “bia miệng” như TBT Lê Khả Phiêu, mang hổ danh nhượng cả Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc, hàng vạn km2 dọc biên giới Việt – Trung và tại Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc. Năm ngoái, ông Trọng đã trót cam kết ủng hộ “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (GDI), hứa xem xét “Sáng kiến An ninh Toàn cầu” (GSI) cùng “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI) như là 3 trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” (Pax Sinica). Để thực thi các cam kết này, cùng với sự “bảo lãnh” của ông Tập Cận Bình, ông Trọng phải nắm chắc được “Bộ tứ” để không bị “đánh úp”, dù ông phải ra đi tại Hội nghị Trung ương mùa hè này, hoặc có thể vẫn bám trụ cho đến Đại hội 14.

 

Sáng mùng 2 Tết, tức ngày 23/1/2023, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 12.000 người theo dõi: “Ổn định chính trị vĩ mô quan trọng không kém ổn định kinh tế vĩ mô. Năm mới cầu chúc cho đất nước luôn luôn có được cả hai sự ổn định này!” Từ góc nhìn của mình, các nhà quan sát tình hình ở trong và từ ngoài Việt Nam đều có chung nhận xét, Ban lãnh đạo Ba Đình đang đối mặt với bất ổn chính trị ở thượng tầng, các cấp bất an, không ngành nào muốn hoạt động. Một chuyên gia phát biểu: “Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được. Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì cả. Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa? Đây là trạng thái bất bình thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn”. Nhưng có điều chưa thấy ai đưa ra lời cảnh báo lúc này. Những năm 1974, 1979… mỗi khi ta gặp khó khăn hay khủng hoảng bên trong, Trung Quốc luôn luôn lợi dụng những thời điểm ấy để xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta. Kế này người Trung Quốc gọi là “Sấn hỏa đả kiếp!” (Theo lửa mà hành động), tức là thừa lúc lân bang gặp cơn nguy biến thì bên ngoài quấy đảo cưỡng chiếm thêm đất đai hoặc biển đảo. Bài học ngàn xưa ấy, bao giờ cũng mới!

No comments:

Post a Comment