Điện lực VN nắm giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế VN nhưng luôn luôn xử dụng chiêu báo lỗ sớm trong kinh doanh để tăng giá điện cắt cổ dân chúng, hầu bảo vệ hầu bao của những quan chức cao cấp bỏ vốn đầu tư vào đó.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Khi EVN biết trước tương lai“ của Ông Tư Sài Gòn sẽ được Vân Hà trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Ông Tư Sài Gòn.Trong báo cáo vừa
gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo
EVN cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng
Công ty Truyền tải điện Quốc gia, lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28,876 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo EVN thì trong năm qua nhờ họ “sáng suốt” thực hiện các biện pháp tiết giảm
chi phí đầu vào, vận hành tối ưu hệ thống điện, nên mới chỉ lỗ bao
nhiêu đó thôi, chứ nếu không thì sẽ
còn lỗ nhiều hơn nữa.
Ông Trần Đình Nhân – Tổng Giám đốc EVN cho hay, 2022 là năm khó khăn với EVN và
các đơn vị thành viên.
Trong năm 2022,
dù doanh thu tập đoàn ước đạt 460,000 tỉ đồng, tăng 4.3% so với năm 2021, song
do biến động giá nhiên liệu gồm cả than, dầu, khí đã làm cho chi phí tăng
rất cao, nên cứ mỗi kWh điện bán ra thì
phía EVN lỗ khoảng 180 đồng.
Còn theo báo cáo mới nhất của EVN, doanh nghiệp này đã tính toán tình hình tài chính cho năm 2023 còn u ám
hơn khi dự kiến lỗ sản xuất kinh
doanh khoảng 64,941 tỉ đồng, nếu giá bán lẻ điện giữ như hiện hành là 1,864 đồng/kWh.
Nếu đúng như
tính toán thì EVN sẽ lỗ lũy kế hai năm là 93,817 tỷ đồng (gần $4 tỷ). Chưa
thấy công ty nào chưa làm mà đã tính được lỗ rõ ràng như EVN. Hình như lãnh đạo EVN có tài nhìn
thấy tương lai?!
Để cắt lỗ, năm ngoái EVN đã
nhiều lần đề nghị Bộ trưởng Bộ Công
Thương cho tăng giá điện bằng cụm từ hoa mỹ “điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân để bảo
đảm cân bằng tài chính năm 2023 và không làm mất vốn của nhà nước đầu tư tại
EVN”. Song đến nay, phương án này vẫn chưa được thông qua.
EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo và kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ sớm áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều
chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
Nhân dân có thể
hiểu EVN muốn nói với Thủ tướng như thế này: “Quý anh cho các em tự tăng giá điện vào bất
cứ thời điểm nào chúng em thấy cần thiết để bảo toàn vốn nhà nước và vốn của
các anh nữa. Chứ mỗi lần xin là mỗi lần các anh làm khó, vật tụi em ra bã rồi cũng phải thông qua thôi, chứ các anh cũng đâu
muốn thất thu?”
Dân trên
Facebook đọc tin này máu chạy rần rần, nóng lắm nhưng cũng chỉ biết chửi đổng
thôi. Cụ Tài Nguyễn Đăng nói tụi nó báo lỗ thế thì nhà nước cho giải tán EVN
rồi tuyên bố phá sản cho rồi, chứ nếu áp dụng cơ chế thị trường thì cứ để
tư nhân đứng ra kinh doanh chứ mắc mớ gì
để lũ đười ươi làm trùm rồi báo lỗ hại dân.
Ý kiến cụ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu Hán Nôm, cũng giống
như cụ Tài, nhưng còn đề nghị thêm: “Chưa thấy thằng nào ĐỂU như thằng EVN. Phải
cho bọn này vào lò…”
Nói cho cùng thì
thằng sếp của nó thế nào nó mới dám
đểu với dân thế chứ!
Còn cụ Nguyễn Hữu Quý lại nhìn ở góc độ khác, cụ nói:
“Thật ra, ‘đảng
ta’ sống được một phần là dựa vào tiền thu xăng dầu và điện sinh hoạt hàng ngày
đấy (tiền tươi thóc thật!). Ngành điện không lỗ đâu, nhưng buộc phải tăng giá để
tăng nguồn thu, đáp ứng các yêu cầu chi hàng ngày. Ngoài ra, nhằm bù lỗ cho nhiều
ngành khác trong đó có Đường Cát Linh đi Hà Đông”.
Cụ Thang Le còn đểu hơn khi nhìn sang Mỹ ca
thán giùm lãnh đạo: “Bên Mỹ họ bắt đóng một lần tiền học phí, tiền nhà, tiền xe
của các cháu, các bác thông cảm”.
Người đẹp Nguyễn
Thị Mùi nhìn góc bếp thở dài: “Các bác cứ thông cảm cho lắm vào. Bao đời
nay cứ cho thằng điện lên giá thì
mấy thằng khác lên theo, mà lương
thì có thích lên cũng chẳng thấy nhích. Tiên sư chúng nó!”
Cụ bà Kim Sương nói như thế cũng còn may, vì EVN chỉ tính lỗ trước một năm thôi, “chứ nếu lãnh đạo ở đấy có tầm nhìn xa 10 năm lỗ để tăng giá điện một lần thì còn khốn khổ khốn nạn hơn nữa”.
No comments:
Post a Comment