Wednesday, February 15, 2023

Nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính từ chức

Bình Luận

Trong một chế độ đa nguyên đa đảnh như Anh Quốc, cấp lãnh đạo như thủ tướng phải cạnh ttranh không những giữa nhiều đảng phái khác nhau mà còn cạnh tranh với chính trong nội bộ đảng. Trái lại trong chế độ độc đảng nhưng “dân chủ gấp vạn lần tư bản đa nguyên” như tại Việt Nam, thì đảng cơ cấu cho ai thì vị trí vững vàng, khỏi phải cạnh tranh cho mệt xác.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Nam với tựa đề: “Nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính từ chức” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Nguyễn Nam


Nếu Thủ  Tướng Phạm Minh Chính từ  chức,  ai sẽ là người thay ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng?

Báo chí Việt Nam đã đặt câu hỏi: Ai sẽ là người thay ông Boris Johnson làm thủ tướng Anh?


Và tờ Tuổi Trẻ trong số phát hành ngày 8-7-2022 có câu trả lời rằng bất kỳ nghị sĩ nào có tham vọng đều có thể tự ứng cử ghế chủ tịch Đảng Bảo thủ, qua đó trở thành thủ tướng Anh nếu đắc cử. Vì lẽ đó, việc người nào sẽ dọn vào số 10 phố Downing và sẽ mất bao lâu cho việc đó là hai câu hỏi còn để ngỏ.


Ngày 7-7, Thủ tướng Boris Johnson đã chính thức tuyên bố từ chức sau nhiều tháng chịu áp lực từ cả trong và ngoài Đảng Bảo thủ. Động thái này sẽ mở màn cho cuộc chạy đua vào ghế chủ tịch của đảng có nhiều ghế nhất Hạ viện Anh.


Về lý thuyết, tân chủ tịch Đảng Bảo thủ cũng sẽ nghiễm nhiên trở thành thủ tướng Anh trong thời gian hơn 2 năm còn lại.


Trong quá khứ, bản thân ông Johnson cũng từng trải qua một cuộc đua tương tự vào tháng 5-2019 và nhậm chức hai tháng sau khi bà May tuyên bố ý định từ chức. Ngài Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi một thủ tướng mới được bầu, nhưng một số thành viên Đảng Bảo thủ trong quốc hội muốn ông rời đi ngay lập tức.


Kể từ sau khi giành chiến thắng áp đảo năm 2019, uy tín của ông Johnson và Đảng Bảo thủ dần sụt giảm nghiêm trọng. Suốt một năm qua, sức ép với ông Johnson ngày càng lớn khi đối mặt hàng loạt cáo buộc về cả cách hành xử lẫn quyết định nhân sự.


Đơn cử tháng 4-2022, ông Johnson bị phạt vì vi phạm quy định chống dịch khi tham dự buổi tiệc mừng sinh nhật hồi tháng 6-2020. Mới nhất ông tiếp tục bị chỉ trích quanh vụ bổ nhiệm nghị sĩ Chris Pincher làm phó lãnh đạo văn phòng kỷ luật của Đảng Bảo thủ.


Ông Johnson bị cho là đã nói dối chuyện ông không biết Pincher bị cáo buộc quấy rối tình dục và vụ việc này giống như giọt nước tràn ly. Chỉ tính từ chiều 5-7, gần 60 nghị sĩ với khoảng một nửa trong nội các của Thủ tướng Johnson đã từ chức để gây áp lực buộc ông phải rời nhiệm sở. Kịch tính nhất là việc chưa đầy hai ngày sau khi được bổ nhiệm, tân Bộ trưởng tài chính Nadhim Zahawi cũng đã kêu gọi thủ tướng… từ chức.


Trong thông báo ngày 7-7, ông Johnson cho biết Đảng Bảo thủ sẽ bắt đầu chọn lãnh đạo mới “ngay từ lúc này” và tiến trình cụ thể sẽ được thông báo trong tuần sau. Bản thân ông Johnson muốn tiếp tục làm thủ tướng tạm quyền cho tới tháng 10 năm 2022 bất chấp sức ép buộc ông thôi việc ngay lập tức.


Báo chí Anh cho biết Thủ tướng Boris Johnson và các bộ trưởng sẽ nhận tổng cộng 420.000 bảng tiền lương khi từ chức, tương đương hơn 11,7 tỉ đồng. Hiện các phe chỉ trích yêu cầu họ từ chối nhận khoản tiền trên vì đó là tiền thuế của dân.


Một cuộc thăm dò của báo The Independent cho thấy vị thế cá nhân của ông Johnson trong lòng các cử tri đã giảm mạnh, nhiều khả năng Đảng Bảo thủ sẽ bị đánh bại nếu một cuộc bỏ phiếu được tiến hành thời điểm này.


Những diễn biến kể trên cho thấy – nói theo ngôn ngữ quen thuộc của Tuyên giáo Đảng, chính sự đa nguyên, đa đảng phái đã khiến nước Anh đối mặt khủng hoảng chính trị.


Với Việt Nam thì sẽ không bao giờ xảy ra chuyện một thủ tướng phải chịu áp lực từ chức từ chính những cộng sự trong nội các của mình; và ngay cả các ghế trong Quốc hội cũng như nội các Chính phủ đều dưới trướng một ông chủ duy nhất là Đảng Cộng sản, mà cụ thể lúc này là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Vì không có cạnh tranh đảng phái nên Việt Nam cũng sẽ không có một phiên bản nào về “đảo chánh” trong các ghế quyền lực ở Quốc hội. Điều này có nghĩa là ngay cả việc tiến hành bỏ phiếu Quốc hội bất kỳ lúc nào chăng nữa, thì ở Việt Nam cũng không có chuyện ai đánh bại ai, vì tất cả đều được cơ cấu theo một kịch bản gọi là “cán bộ nguồn” từ Ban Tổ chức trung ương Đảng.


Đó là cách mà Việt Nam luôn tự tin trong ảo tưởng rằng giúp chính trường ổn định về bề mặt, không có cả chuyện một cựu thủ tướng rời chính trường rồi mà vẫn chưa hết mua thù chuốc oán lúc vận động tranh cử cho đảng của mình đến nỗi bị ám sát thương vong như ngài Abe Shinzo của Nhật Bản.


Đa nguyên, đa đảng khổ vậy đó chứ sướng ích gì mà cứ hết người này đến người khác đòi đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền… để rồi bị tù tội theo các điều luật hình sự ‘bịt mồm, bịt miệng thiên hạ’ như 117, 331 (?!)…

No comments:

Post a Comment