Friday, February 17, 2023

Chuyện vui khinh khí cầu

Bàn Ngang Tán Dọc

Lời dẫn: Có thính giả hỏi đài chúng tôi về chuyện khinh khí cầu gián điệp của Tàu Cộng thám thính Mỹ, chúng tôi không có đủ thông tin để trả lời, nhưng chúng tôi có những chi tiết kỹ thuật xin được chia sẻ với quí vị hôm nay.

Kịch Bản 

HS- Hello anh BC và chị MN, cả thế giới đang xôn xao chuyện khinh khí cầu do thám của TC bị Mỹ bắn hạ, chuyện này coi bộ hấp dẫn nha, hay là chúng ta tạm gác lại các đề tài khác, để bàn về khinh khí cầu được không?


MN- Chào anh HS và anh BC. Chuyện khinh khí cầu do thám thì cả thiên hạ đã bàn tán nát nước rồi, vậy anh tính nói gì bây giờ đây? Hay anh muốn đi thám thính TC hả, anh mà bén mảng tới đó, nó bắn anh tan xác chứ nó không lịch sự như Mỹ đâu! 


HS- Đâu có tới lượt mình hả MN. Nhưng sao chúng ta không thuê một cái để bay vòng quanh thế giới ngắm cảnh, có thú vị hơn không?


MN-  Ý tưởng hay đấy, vậy hãy chờ khi nào anh trúng số Mega trăm triệu đô, may ra anh mới bao được cho tất cả anh chị em trong đài đi chơi một vòng thế giới nha.


HS- Đâu mà mắc dữ vậy, HS thấy mùa hè nào ở Colorado, Utah, New Mexico đều có ballon festivals cả, sao chúng ta không hỏi thử xem. Ê, cái này có thể anh BC biết đấy, để hỏi ảnh xem? Nãy giờ anh BC có nghe tụi này nói gì không, sao chưa thấy anh lên tiếng vậy?


BC- Gớm hai bạn hôm nay có vẻ yêu đời thế, lại muốn đi du lịch bằng khinh khí cầu nữa. Thế tính thuê loại nào đây, loại đốt bằng propane hay loại nâng bằng khí helium, chứ còn loại nâng bằng khí hydrogen lúc này hơi hiếm đấy. Nếu hai bạn cần, BC giới thiệu người đại diện công ty họ thu xếp cho?


MN- Wow, coi bộ anh HS trúng mối rồi, anh lên lịch đi, cho MN tháp tùng với. Sao anh BC rành thế, anh BC bảo có đến mấy loại khi cầu  lận, vậy cái vừa bị Mỹ bắn hạ là loại gì, sao trông nó tròn như quả banh ấy?


HS- Cái đó là khinh khí cầu chứ còn gì nữa, khinh khí là khí nhẹ, cầu là quả cầu tròn làm bằng một chất giữ khí như cao su hay nhựa.... chắc chắn là khí helium rồi, còn loại người ta chơi vào mùa hè thì đốt bằng propane, đúng không anh BC.


MN- Còn cái quảng cáo của công ty Goodyear hay hãng Macy nó bay bằng cái gì vậy? Có giống loại khí làm bóng bay cho con nít chơi không hả hai anh?


BC- Anh HS nói đúng. Phần lớn các loại khinh khí cầu lớn có thể bay rất cao, lên đến 35 cây số và bay rất lâu, đều dùng khí Helium. Quả bóng Goodyear và Macy cũng dùng khí helium.  Loại khí này rất nhẹ, an toàn, không mùi vị. Hydrogen cũng nhẹ, nhưng dễ phát nổ, nên ít được dùng đến. Còn loại khí bơm các bong bóng cho trẻ con chơi hay tổ chức party, cũng dùng helium hay pha trộn khí carbonic và nitrogen, miễn sao nhẹ hơn khônbg khí là nó bay được.


MN- Còn những khí cầu mà anh HS nói đến, MN cũng nhìn thấy nhiều, có các màu sắc khác nhau trông rất đẹp, bay là đà gần mặt đất, mỗi cái đeo một cái rổ có người ngồi trên đó, đấy là loại gì vậy?


BC- Đó là loại mà anh HS muốn thuê để đi du lịch đấy, loại này không chứa loại helium hay hydrogen gì hết, vì nó trống trơn, người ta đốt propane ở dưới, hơi nóng bốc lên, làm không khí bên trong loãng ra, khiến quả cầu nhẹ đi và nâng lên được, y hệt như lễ hội đèn lồng ở nước ta hay bên Tàu trước đây vậy mà. 


HS- Các loại giải trí này cũng được cải tiến nhiều, có khi gắn thêm cả động cơ nhỏ để điều hướng, có cái lớn chứa được cả chục người, ngồi trên đó ngắm cảnh bốn hướng, chụp hình lại có beer và đồ nhậu thì còn gì bằng, phải không anh chị.


MN- Anh HS thì lúc nào cũng nghĩ tới beer và món nhậu cả. Ngồi lơ lửng trên ấy cũng hồi hộp thấy mồ, lỡ có cuồng phong nó thổi tuốt ra biến, thì ở đó mà enjoy! Mà ai đã sáng chế ra thứ này và từ khi nào vậy hai anh?


HS- Đã nói là đi du lịch để khám phá thì phải hồi hộp mới zui chứ cô ba!


BC- Nếu BC nhớ không lầm thì do G.S. Michael Faraday, thuộc học viện Hoàng Gia Anh ở London khám phá ra từ năm 1824, cách nay cũng gần 200 năm rồi, sau đó người ta đã phát triển và ứng dụng vào nhiều lãnh vực khác nhau như chúng ta thấy hôm nay.


MN- Thời đại kỹ thuật cao như hôm nay, người ta đã có máy bay, có drone, co vệ tinh, có cả trạm không gian nữa, sao còn dùng đến khinh khí cầu để làm gì?


HS- Tuy nó đơn sơ đấy, nhưng rất có ích, thứ nhất là rẻ tiền, thứ hai là không gây ra tiếng ồn, vì vậy công dụng đầu tiên là dùng vào việc do thám trong Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, bây giờ cũng vậy, hầu như nước nào cũng dùng khi cầu vào mục đích quân sự, tiếp đến là nghiên cứu thời tiết, khí hậu, không gian, và nhiều lãnh vực khác đấy.


BC- Đúng vậy, chính cơ quan NASA của HK đã làm những quả khinh khí cầu khổng lồ có gắn các máy móc thiết bị để quan sát vũ trụ, trước khi phóng vệ tinh đưa các phi thuyền vào không gian đấy. Chi phí để phóng được một hỏa tiễn lên không gian phải tốn cả trăn triệu đô, trong khi làm một quả khinh khí cầu lớn, có khi chưa đến 100 ngàn đô thôi. Chắc chắn quả khinh khí cầu của Tàu chệt bị Mỹ bắn hạ tuần trước, nó có gắn các vỉ lấy năng lượng mặt trời để chạy các thiết bị chụp hình, thu và gửi dữ liệu từ  nhiều trạm khác nhau của chúng đấy, chứ không đơn giản đâu. 


MN- Bây giờ thi MN hiểu rồi, tại sao anh tàu chệt lại thả khinh khí cầu bay lung tung để thám thính hết nước này đến nước khác, nghe đâu cả ông nội Putin của Nga cũng đưa khinh khí cầu sang chụp hình ở Ukraine để đánh phá nươc này. Hèn chi mà cả thế giời đều nói đến chuyện khinh khí cầu. Thôi anh HS ơi, anh có bao MN cũng không dám đi đâu, lỡ cơ quan quân sự tưởng mình đi do thám, họ phơ cho một quả rocket thì tiêu đời anh ạ.


HS- Đừng lo, nếu chúng ta có kế hoạch du lịch bằng khí cầu, mình sẽ ký hợp đồng với một công ty chuyên nghiệp, họ có đầy đủ giấy phép, chuyên viên, các phương tiện liên lạc và xác định nơi đi nơi đến đàng hoàng, chỗ nào an toàn 100% mình mới đi chứ, ngu gì bay vào vùng lửa đạn để chết oan uồng vô duyên được. Đúng không?


BC- Anh HS nói đúng, khi nào các bạn cần cho BC biết, sẽ giời thiệu cho.


MN- Thôi, khi nào anh HS trúng số thiệt rồi sẽ tính sau.


HS- Vậy hảy chờ đết tết Công gô nha!

No comments:

Post a Comment