Sunday, June 30, 2024

HÌNH ẢNH CÔNG AN TRONG MẮT NHÂN DÂN

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

30/06/2024

Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Có một sự thật không thể phủ nhận là người làm cảnh sát-công an luôn có một uy tín rất thấp và một hình ảnh rất xấu trong con mắt của đại đa số nhân dân. Như một câu ca vè từ lâu đã nói:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm. Trong ba thằng ấy thì…

Thưa quí vị và anh chị em, chúng tôi cố ý không trích dẫn hết câu vè trên vì thiết nghĩ ai là người Việt Nam cũng đều đã biết rõ.

Câu vè này xuất hiện từ rất lâu và ngày nay vẫn còn tồn tại. Trong câu vè ai oán và phẫn nộ này, công an lại được xếp hàng đầu.

Tại sao lại như thế, trong khi nhiệm vụ chính của công an-cảnh sát nói chung là giữ trật tự, an ninh cho đời sống toàn xã hội?

Để hiểu được ngọn nguồn của sự hận thù âm ỉ trong lòng dân đối với “công an” từ hơn nửa thế kỉ qua, chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu một số phương diện lịch sử, chính trị và xã hội.

Thứ nhất, về lịch sử, công an Việt Nam có tiền thân là các Sở Liêm Phóng do chính phủ Hồ Chí Minh thành lập vào thời kì chúng mới cướp được chính quyền. Mục đích hàng đầu của Sở liêm phóng là nhằm đàn áp, tiêu diệt các thành phần người Việt Nam không cùng chí hướng cộng sản với Hồ Chí Minh.

Thứ hai, dưới góc độ chính trị, công an Việt Nam là một sản phẩm dập khuôn do Hồ Chí Minh tiếp thu từ đàn anh cộng sản Liên Sô.

Công an Liên Sô – hay công an mật vụ Liên Sô – được Lê Nin xác định là một lực lượng võ trang có quyền uy đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu để bảo vệ sự sống còn cho chính Lê Nin và chế độ chứ không phải nhiệm vụ giữ gìn trật tự, trị an cho xã hội. Lê Nin đã cho lực lượng công an những quyền lực và phương tiện tuyệt đối chỉ với mục đích đảm bảo an ninh cao nhất cho bản thân và chính quyền của y. Công an mật vụ của Lê Nin có thể ra tay thủ tiêu bất cứ nhân vật nào khi được lệnh, kể cả các tướng lãnh trong quân đội, một khi những tướng lãnh này có thể đe dọa tới quyền uy của Lê Nin và đảng Bôn Sê Vích của y. Sau khi Lê Nin chết, Stalin đã tiếp tục mô hình công an trị của Lê Nin, phát triển thành một lực lượng lớn hơn, chặt chẽ hơn và cũng dã man hơn cho cùng một mục đích: duy trì an ninh tuyệt đối cho Stalin và đảng cộng sản.

Do đó công an-cảnh sát Việt Nam hiện nay là một công cụ trấn áp của bọn chóp bu độc tài, cũng như của đảng Hồ-Tàu. Bản chất phản động, phản dân chủ này cũng được bọn chóp bu đưa vào trong cái gọi là “Hiến pháp 2013” một cách kín đáo: chúng gọi là nhiệm vụ “bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Công an-cảnh sát Việt Nam từ nguồn cội cho tới ngày nay luôn luôn là một tổ chức có nhiệm vụ hàng đầu nhằm theo dõi, cùm kẹp, chống lại nhân dân.

Thứ ba, trên phương diện thực tế, đây là phương diện tế nhị dễ gây tranh cãi. Bởi không phải lúc nào chúng ta cũng trông thấy bộ mặt sát nhân của công an Hồ Chí Minh. Có lúc, ngược lại, người công an còn là những người có hành vi cao cả, nghĩa hiệp và còn có thể tốt hơn những người khác nữa. Đây cũng là một sự thật chúng ta không thể phủ nhận. Cũng như anh chị em và quí vị, chúng tôi luôn tin tưởng và cảm kích lương tri tốt đẹp của anh chị em và quí vị cho dầu quí vị và anh chị vẫn đang phục vụ trong nghành công an-an ninh.

Song, những phẩm chất cao cả đó chỉ có tính cá nhân, có tính bộ phận hoặc mang tính mị dân của lực lượng công an nói chung dưới chế độ cộng sản.

Để dễ hình dung, chúng nên cùng nhau lấy một ví dụ nhỏ: Giả sử trong nghành công an hiện nay lại xuất hiện một nhân vật thức tỉnh, phản kháng sự độc tài, phản quốc, bán nước của đảng Hồ-Tàu, như cựu đại tá Lê Hồng Hà năm xưa.

Câu hỏi tiếp theo là: Liệu lực lượng công an có đứng ra bảo vệ an ninh cho nhân vật thức tỉnh đó không?

Với câu hỏi này, chúng ta có thể khẳng định luôn: Lực lượng công an hiện nay phải thực hiện ruồng bố, trấn áp theo lệnh của bọn chóp bụ nếu không muốn lại chịu chung số phận với nhân vật phản kháng.

Như vậy, chúng ta đã rõ, ở phương diện thực tế, công an Việt Nam chủ yếu chỉ là công cụ trấn áp nhân dân nhằm bảo vệ cho bọn chóp bu và đảng của chúng mà thôi.

Vì vậy, trên cả ba phương diện, công an Việt Nam là lực lượng chủ yếu chống lại an ninh, tiến bộ của toàn dân, toàn đất nước.

Chưa kể, dưới chế độ độc đảng, công an là lực lượng luôn lộng hành, nhũng nhiễu, ức hiếp dân chúng.

Người cảnh sát-công an Việt Nam sẽ còn phải hứng chịu những khinh miệt, căm thù của nhân dân chừng nào chế độ Hồ-Tàu còn tồn tại.

Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

30/06/2024

No comments:

Post a Comment