Tuesday, June 25, 2024

Giáo họ Phúc Châu Hạ ở Hà Nam kêu cứu vì bị chính quyền cướp đất

Chuyện Nước Non Mình

Chế độ cs là một chế độ được hình thành trên mục tiêu ăn cướp do đó tất cả những hành động của bạo quyền cs VN chỉ là đi cướp trắng mọi thứ từ người dân sau khi đã cướp được đất nước hình chữ S này.

Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Giáo họ Phúc Châu Hạ ở Hà Nam kêu cứu vì bị chính quyền cướp đất” của Huỳnh thị Tố Nga sẽ được Ngọc Sương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay. 

Huỳnh Thị Tố Nga 

Đất đai thuộc sở hữu của các tôn giáo ở Việt Nam, lâu nay vẫn là vùng trắng cướp bóc của các chính quyền cộng sản mọi miền. Chuyện chưa bao giờ chấm dứt, và luôn có những luận điệu ngang ngược như của một lực lượng cưỡng chiếm đất nước, bất cần lịch sử hay lẽ phải. Hiện nay, câu chuyện của Giáo họ Phúc Châu Hạ đang lan truyền khắp mọi nơi.

Trước đây, trong thời kỳ đánh chiếm miền Nam, chính quyền mượn đất của giáo họ để làm nhà ăn tập thể cho cán bộ, bộ đội. Sau đó nhiều năm, thì chính quyền lại tiếp tục mượn để làm nhà trẻ. Về sau, nhà trẻ được xây dựng nên thửa đất của Giáo họ không còn sử dụng nữa. Nhưng bất ngờ là chính quyền lại lấn tới, lấy đất cho xây dựng nhà văn hóa thôn Phúc Hạ, với ý rõ ràng là không muốn trả đất cho Giáo họ Phúc Châu Hạ. Từ đó, giáo dân đứng lên đòi chính quyền phải minh bạch trả đất, chuyện đã kéo dài hàng chục năm qua, nhưng đến nay thì bùng lên.

Ngày 29 Tháng Hai 2024, giáo dân thôn Phúc Hạ, xã Hợp, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đã ủy quyền cho hai bà Nguyễn Thị Hưởng và Nguyễn Thị Thêm soạn đơn tố cáo gửi đến chủ tịch tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, Ban tôn giáo chính phủ và Tổng giám mục Hà Nội với yêu cầu:

1. Thửa đất có ngôi nhà thời được xây dựng từ năm 1949 tại thôn Phúc Hạ là cơ sở tín ngưỡng tôn giáo được nhà nước bảo hộ ghi trong luật tín ngưỡng tôn giáo.
2. Thửa đất có ngôi nhà thờ có lịch sử trước khi xây dựng là tài sản của cha ông giáo dân để lại.
3. Các thế hệ trước của giáo dân chưa ai viết giấy cho mượn hoặc cho tặng cho nhà nước.

Cán bộ xã Hợp Lý nhiều lần yêu cầu giáo dân rút đơn tố cáo nhưng thất bại nên chuyển qua mưu hèn kế bẩn, sách nhiễu, làm khó đủ điều.

Ngày 9 Tháng Bảy 2023, cán bộ xã Hợp Lý yêu cầu giáo dân phải hạ tượng Chúa rời khỏi bệ ngoài trời, lôi kéo xúi giục người dân kể cả trẻ em tới sân nhà thờ sỉ nhục giáo dân bằng những lời thô tục, vu khống sỉ vả sự thờ phụng. Cán bộ cho loan truyền tin rằng ngôi nhà thờ tồn tại bất hợp pháp (giáo dân vẫn còn lưu giữ nhiều hình ảnh, âm thanh của cán bộ xã Hợp Lý và người dân có hành vị phạm pháp tại sân nhà thờ).

Thậm chí, chính quyền viết truyền đơn ở khu vực chợ Phúc, ở sân nhà thờ và ở đoạn đường trước nhà bà Hưởng với nội dung: “Nhân dân thôn Phúc Hạ quyết tâm xây dựng nhà văn hóa và đuổi bọn ngoại đạo phản động ra khỏi địa phương”. Người dân cũng đã hai lần ném vỡ ngói nhà thờ. Ngày 23 Tháng Mười Hai 2023, khi giáo dân làm hang đá để nhân lễ GIáng Sinh thì chính quyền gõ kẻng báo động ầm ĩ, kéo nhau đến phá với thái độ hung hãn.

Người Công giáo sống trong đất nước mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn nói rằng có tự do tín ngưỡng, có hiến pháp, pháp luật, nhưng những chuyện đang xảy ra ở Giáo họ, cho thấy sự tuyên truyền đó chỉ là dối trá.

Ngày 20 Tháng Sáu 2024 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có buổi tiếp dân với giáo dân, giáo họ Phúc Châu Hạ, nhưng lại là cách làm khó khác. Họ lại buộc lập Ban Hành Giáo làm đại diện, có sự xác nhận của chính quyền, rồi khi đó mới tính tiếp chuyện tố cáo của giáo dân. Thậm chí chính quyền còn ngang ngược nói đất của nhà thờ không có giấy tờ hợp lệ, mặc dù lịch sử của giáo họ hình thành từ năm 1949 đều có ghi trong sổ bộ địa phương.

Hiện tại, chính quyền xã Hợp Lý vẫn ngang nhiên tiến hành cho xây dựng sân bóng chuyền trên phần đất của nhà thờ. Những người Công giáo ở làng quê xa thành thị, tiếng nói bị bóp nghẹt trong sự kiểm soát của chính quyền đang kêu cứu để giữ lấy đất của mình.

 

No comments:

Post a Comment