Monday, March 23, 2020

Putin và phiên bản Tập Cận Bình tại Nga

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, tuần qua, Tổng Thống Nga Putin đã ủng hộ quyết định của Hạ Viện là sẽ tu chính hiến pháp, hầu có thể tái tranh cử chức vụ tổng thống sau khi chấm dứt 2 nhiệm kỳ. Trước đó, ông có ý định tu chính hiến pháp và chuyển nhượng nhiều quyền lực hơn cho Quốc Hội, để mong bám víu quyền lực. Rõ ràng bằng mọi thủ đoạn, Putin muốn trở thành lãnh tụ tối cao và vĩnh viễn như Tập Cận Bình.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Jaimin Parikh, được Anh Khoa chuyển dịch với tựa đề: Putin và phiên bản Tập Cận Bình tại Nga” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Ngày 15 tháng 1 năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố một số thay đổi lớn mà ông dự định thực hiện ở nước này. Ông công bố kế hoạch trưng cầu dân ý để thực hiện những thay đổi lớn về hiến pháp, thay đổi hoàn toàn bộ mặt chính trị và hệ thống chính quyền nội bộ của Nga.
Đầu tiên, theo Hiến pháp Nga, nhiệm kỳ Tổng Thống bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ liên tiếp, lý do cơ bản là vào năm 2024, Putin không có cơ hội được bổ nhiệm lại vị trí này (xét theo nguyên tắc của Hiến pháp hiện tại). Đồng thời Putin cũng rút kinh nghiệm từ các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra ở nước này kể từ cuộc bầu cử lại năm 2012, ông ta biết rằng sẽ khó tiến hành chiến lược tương tự hoán đổi vai trò Thủ Tướng và Tổng Thống thêm một lần nữa, bởi vì nếu Putin làm như vậy, các cuộc biểu tình chắc chắn sẽ xảy ra. Do đó, Putin đã cố gắng giảm quyền lực của Tổng Thống và quyết định truất phế quyền lực của đồng minh chính trị thân cận nhất của mình, Thủ Tướng, Dmitri Medvedev, và đã thành công trong việc đưa Mikhail Mishustin trở thành thủ tướng tiếp theo. Động thái này rất thông minh, bởi vì Mishustin giống một quan chức mẫn cán hơn là một chính trị gia quyền lực. Có nghĩa là trong tương lai gần, không ai trong chính phủ có thể cạnh tranh với Putin.
Sửa đổi hiến pháp cũng bao gồm việc trao nhiều quyền lực cho Quốc Hội hơn, điều này cho thấy hiến pháp ở một mức độ nào đó sẽ cản trở hệ thống tư pháp tự do và công bằng của quốc gia này. Điều đó có thể là điềm lành cho giới chính trị gia, nhưng với người dân, đó là một điều đáng lo ngại. Vì vậy, Putin đã cố gắng mở đường cho chính mình với tư cách là một chính trị gia, tìm kiếm lợi ích cá nhân và khiến hệ thống chính trị của Nga gặp nguy hiểm.
Nga, vốn đã “không dân chủ”, sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.
Người Nga không hoan nghênh nỗ lực giải quyết sự nghiệp chính trị của Vladimir Putin bằng cách vượt ra ngoài các quy tắc hiến pháp. Đầu tiên, động thái này có thể làm bùng nổ các cuộc biểu tình. Với nhiệm kỳ Tổng thống bốn năm, Putin có thể làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn trong những năm tới. Hơn nữa, cho Putin nhiều quyền lực hơn trong hiến pháp hơn rõ ràng sẽ tiếp tay cho Putin đàn áp nhân quyền.
Các văn bản luật gần đây đã tìm cách tăng cường hiệu quả các phương tiện truyền thông nhà nước và kiềm chế tác động của tự do Internet, cấm truyền thông “nước ngoài” và ngăn chặn tiếng nói của những người bất đồng chính kiến, khi họ cho rằng nếu Putin có được quyền lực chính trị vĩnh viễn ở Nga, thì các chuẩn mực dân chủ sẽ biến mất là điều không thể tránh khỏi trong nước.
Hơn nữa, điều đó sẽ phá vỡ hoàn toàn “sự đối lập” ở Nga. Các nhà lãnh đạo và các đối thủ chính trị sẽ không còn có thể chống lại Putin, và thậm chí các quyết định tư pháp trong tương lai sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, vì chính tư pháp sẽ chịu sự giám sát của Quốc Hội (nơi đang ủng hộ Putin gần như tuyệt đối).
“Quy tắc lãnh tụ” sẽ là tương lai ở Nga.
Putin đã đàn áp những người biểu tình vào đầu năm 2012, vì vậy, Putin đã khéo léo đẩy quyết định này cho dư luận thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng sẽ rất thú vị khi quan sát sự minh bạch của cuộc trưng cầu dân ý.
Putin có quyền lực chính trị “suốt đời” trong hệ thống, có thể không đặt ra một con đường mới trong chính sách của Nga và về lâu dài, cũng như không đặt ra một con đường mới trong trật tự toàn cầu. Bảo lưu ‘ngai vàng’ của Putin có nghĩa là mối quan hệ của Nga với Bắc Kinh tiếp tục được cải thiện hơn nữa, qua đó mở rộng phạm vi của Trung Quốc ở Trung Á và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ (vốn đã mắc kẹt giữa hai quốc gia cộng sản lớn thực hành “độc tài cai trị”). Điều này sẽ làm giảm thêm cơ hội Nga rút khỏi Syria, bất ổn ở Trung Đông sẽ tiếp tục kéo dài (Putin bằng quyền lực tuyệt đối sẽ tiếp tục ủng hộ chế độ Assad của Syria).
Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Hoa Kỳ cảm thấy không thoải mái bởi vì Trung Quốc và Nga sẽ luôn làm phiền Washington ở tất cả các khía cạnh trong chính sách đối ngoại.
Nhưng mối quan tâm chính của Kremlin sẽ là kinh tế trong tương lai. Sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, sự cạnh tranh của Nga trên thị trường toàn cầu rất khó khăn, chủ yếu dựa vào vũ khí để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng Putin đã từ bỏ xu hướng này và bắt đầu khám phá tiểu lục địa châu Phi để giành lợi thế cho Nga. Việc Putin có được quyền lực tuyệt đối ở Nga đồng nghĩa với việc tăng cường chiến lược này và sử dụng nhiều hơn các mối quan hệ đối tác trong khu vực bao gồm BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Có điều vị trí lãnh đạo của Putin ảnh hưởng đến tất cả chính sách nội bộ và đối ngoại của Nga. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý chỉ được tổ chức cho có, người Nga sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bởi vì sự thay đổi này chắc chắn sẽ khiến tương lai của họ trở nên không chắc chắn nhất.
Đã đến lúc người Nga cần hiểu các quyền cơ bản của họ và Putin hiểu quá khứ của cuộc cách mạng./.
Anh Khoa chuyển dịch

No comments:

Post a Comment