Monday, September 10, 2018

Vua Lý Thánh Tông

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, vị hoàng đế thứ ba của triều Lý, nổi tiếng nhân từ, khoan dung độ lượng, gia giảm hình phạt, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng đội quân hùng mạnh cho nước Đại Việt, thực hiện chính sách cứng rắn đối với Đại Tống ở phương Bắc. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Lý Thánh Tông” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Lý Thánh Tông tên là Lý Nhật Tôn, con trưởng của vua Lý Thái Tông và Kim Thiên hoàng hậu. Ông sinh ngày 30/3/23, vào cuối thời vua Lý Thái Tổ. Tháng 5 năm 1028, ông được phong làm Thái tử.
Theo sách Đại Việt sử lược, Thái tử Nhật Tôn tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật và giỏi võ.

Tháng 8 năm 1033, vua Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng Vương và cho ông cư ngụ tại cung Long Đức. Do ông sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của người dân và thông thạo nhiều việc.
Tháng 2 năm 1037, ông được vua cha phong làm Đại nguyên soái, cùng đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng.
Tháng 2 năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn Tây Bắc, Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm Giám quốc, giữ kinh thành và lo việc triều chính.
Ngày 1/4/1040, ông lại được giao quyền xét xử các vụ kiện tụng tại điện Quảng Vũ.
Mùa đông năm 1042, Châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn) nổi binh biến. Ngày 1/10/1042, vua Lý Thái Tông phong ông làm Đô thống Đại nguyên soái, chỉ huy quân đi dẹp loạn. Đến ngày 1/3/1043, ông được cử làm Đô thống Đại nguyên soái đi dẹp loạn ở châu Ái (nay thuộc Thanh Hóa).
Cuối năm 1043, vua Lý Thái Tông thấy Chiêm Thành đã 16 năm không chịu sang triều cống, nên đích thân dẫn quân chinh phạt phương Nam. Mùa xuân năm 1044, vua Lý Thái Tông giao cho ông làm Lưu thủ kinh sư. Quân Đại Việt thắng to ở sông Ngũ Bồ, giết chết chúa Chiêm là Sạ Đẩu, chiếm quốc đô Phật Thệ trong một thời gian rồi quay về nước.
Tháng 7 năm 1054, thấy mình già yếu, vua Lý Thái Tông cho phép Thái tử Nhật Tôn vào triều nghe chính sự. Đến ngày 3/11/1054, vua Lý Thái Tông băng hà. Lý Nhật Tông lên nối ngôi, tức vua Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu là Long Thụy Thái Bình.
****
Có thể nói rằng, vua Lý Thái Tổ là người có công khai sáng vương triều nhà Lý, nhưng vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông là hai người củng cố nền tảng của triều đại hiển hách này.
Trong thời nhà Lý, nước Nam có nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục, quân sự (lãnh thổ được mở rộng) và tín ngưỡng Phật giáo đi sâu vào lòng dân.
Nhà Lý có một nét rất đặc biệt là vừa trọng văn vừa trọng võ, nên các hoàng tử đều văn võ song toàn, hầu như ai cũng có thể cầm quân đánh trận. Do đó, Lý Thánh Tông là vị vua giỏi thao lược trong việc phạt Tống, bình Chiêm. Dù ngài đã dùng sách lược ngoại giao mềm mỏng, Tống triều vẫn có ý đồ lăm le xâm chiếm. Không những thế, Tống triều còn hậu thuẫn cho Chiêm Thành gây rối biên giới Đại Việt, muốn kẹp Đại Việt ở giữa hai gọng kềm. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ngài mang quân sang đánh Khâm Châu một trận rồi rút về, không cần chiếm đất, chỉ cho nhà Tống thấy binh uy.
Dù chỉ trải qua 9 đời vua nhưng triều Lý đã kéo dài hơn 216 năm, không thua kém gì các triều đại bên Tàu, thậm chí là còn hùng mạnh hơn nhà Tống, từ việc binh bị cho đến kinh tế, xã hội.
Tống sử của Tàu có một đoạn viết rằng, sau khi sang thăm Đại Việt, một sứ giả Tàu đã dâng chiếu thư lên vua nhà Tống, đề nghị nước Tàu nên bắt chước hệ thống binh bị của Đại Việt.
Dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Đại Việt có hàng loạt tướng lãnh tài ba như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, gây khiếp sợ tứ phương. Thậm chí vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông cũng đã đích thân cầm quân dẹp loạn và đánh đâu thắng đó.
Nhưng công trạng lớn nhất của Ngài, là mang lại một nền thịnh trị cho nước Việt suốt mấy thập niên nắm giữ ngai vàng. Tấm lòng khoan dung bác ái của vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông được lịch sử ghi nhận nhiều hơn là các chiến công lừng lẫy.
Khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Quốc hiệu này có lịch sử huy hoàng và lâu dài, chỉ bị gián đoạn 28 năm thời kỳ nhà Hồ và sau đó được nhà Hậu Lê dùng lại khi đức Lê Lợi lên ngôi vào năm 1428 và được dùng cho đến tận thời nhà Nguyễn. Nó đã xuất hiện trong những áng văn hào hùng của đức Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác…”
Và với chủ trương “Việc nhân nghĩa cốt để yên dân”, nên “Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã biến thành một cuộc chiến giữa thiện và ác, “Lấy chí nhân thay cường bạo” “Đem đại nghĩa thắng hung tàn” nên quân dân nước Việt đã khoan dung cho giặc Minh bại trận rút về Tàu.
Sử chép thời vua Lý Thánh Tông tương đối ít giặc giã, có thể nhờ đức phục người của ngài.
Rất tiếc là nước Việt về sau không có nhiều minh quân như vua Lý Thánh Tông. Và hiện nay, dưới chế độ độc tài cộng sản vô thần không thấy có người tài đức xuất hiện, mà chỉ thấy quan tham và hèn tướng trước sự hiếp đáp và dọa nạt của Tàu cộng phương Bắc.
Sắp tới, đảng CSVN sẽ tuân lệnh thiên triều giao nạp 3 vùng đất với thời hạn 99 năm trong cái gọi là “Đặc khu kinh tế”. Vân Đồn ở Quảng Ninh, Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc ở Kiên Giang, thì mảnh đất hình chữ S sẽ thuộc về Tàu cộng mà không cần phải đổ nhiều xương máu như thời Đặng Tiểu Bình xua quân đánh qua biên giới VN năm 1979. Tội bán nước của đảng cộng sản sẽ bị dân tộc Việt mang ra xét xử trong một ngày không xa.
Việt Thái

No comments:

Post a Comment