Sunday, June 10, 2018

Việt Nam Tuần Qua: Biểu tình “Dự luật đặc khu kinh tế”

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Liên tiếp những ngày qua, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống cái gọi là “Dự luật đặc khu kinh tế” của đảng cộng sản Việt Nam. Anh vui lòng nói rõ hơn?

Trường An: Đúng như chị vừa nói, tại Hoa Kỳ, vào sáng hôm thứ sáu ngày 8/6 hàng trăm đồng bào đã kéo về trước lãnh sự quán csVN tại San Francisco, miền Bắc tiểu bang California để biểu tình phản đối dự luật nói trên dự trù sẽ được cái gọi là quốc hội csvn bấm nút phê chuẩn vào ngày 15 tháng 6 năm nay. Chúng tôi ghi nhận nhiều phái đoàn của cộng đồng người Việt ở các thành phố lân cận như Sacramento, San Jose, Stockton, thậm chí một phái đoàn khoảng 200 người từ miền Nam tiểu bang California, cách xa lãnh sự quán csvn hơn 700 cây số cũng đã có mặt. Ngoài việc biểu tình khắp nơi, người Việt hải ngoại cũng đã có nhiều sáng kiến khác để phản đối dự luận bán nước này, chẳng hạn tại thành phố Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ, các thành viên tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã giăng nhiều biểu ngữ tại nhiều nơi công cộng bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh với nội dung phản đối dự luật này. Ở quốc nội, nhiều cuộc biểu tình khác cũng đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng tại Việt Nam biểu tình của người nhân dân đã bắt đầu nổi lên tại Hà Nội, Phan Thiết, Vinh v.v…
Hoàng Ân: Thế còn việc nhiều tổ chức kêu gọi EU bác bỏ hiệp định thương mại tự do với Việt Nam?
Trường An: Theo như tôi được biết, hàng chục tổ chức bao gồm các nhóm nhân quyền và nhà hoạt động dân chủ vừa hối thúc Liên Âu bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang được xem xét với Việt Nam.
Theo đó trong bức thư Trong một bức thư ghi ngày 6 tháng 6, tổng cộng 90 tổ chức kêu gọi Liên Âu rút khỏi hiệp định, và cáo buộc nhà cầm quyền CSVN mở những cuộc đàn áp nhằm vào những người chỉ trích. Bức thư cáo buộc CSVN giam giữ tùy tiện người bất đồng chính kiến trong suốt năm qua, bao gồm nhiều thành viên nổi tiếng của Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên những bản án tù nặng nề hồi tháng Tư về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Bức thư cũng nói rằng Liên Âu cần phải đóng băng sự hợp tác kinh tế với Việt Nam, cho tới khi nào Hà Nội phóng thích tất cả tù nhân chính trị và “thể hiện sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền tự do thông tin và quyền tự do lập hội”.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn về hiệp định thương mại tự do này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Hiệp định thương mại tự do được ký kết vào năm 2015, nhưng vẫn chưa được Nghị Viện Châu Âu chuẩn thuận. Dự luật dự trù loại bỏ thuế quan và là một lực đẩy mạnh cho nền kinh tế Việt Nam. Hiệp định này được xem là đặc biệt quan trọng cho Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ hồi năm ngoái rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà Việt Nam trông chờ được hưởng những nguồn lợi lớn lao.
Hoàng Ân: Liên quan đến vấn đề nhân quyền, trong tuàn qua tổ chức Human Rights Watch yêu cầu quốc hội CSVN phủ quyết dự luật an ninh mạng ‘đầy vấn đề’. Anh vui lòng nói rõ hơn?
Trường An: Tổ chức Human Rights Watch hôm Thứ Sáu 8 tháng 6 kêu gọi CSVN sửa đổi dự luật an ninh mạng, hiện đang quá mơ hồ và bao trùm, cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa ra cơ quan lập pháp.
Ông Brad Adams, giám đốc Ban Á Châu của Human Rights Watch, nhận định rằng, “Dự luật an ninh mạng của Việt Nam có vẻ như ưu tiên mục đích bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng… Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của dự luật này chính là bộ công an, vốn đã đầy tai tiếng về vi phạm nhân quyền”. Theo dự luật, các nhà cung cấp dịch vụ internet phải gỡ bỏ nội dung có vấn đề trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ bộ thông tin và truyền thông hoặc bộ công an.
Bản tuyên bố của Human Rights Watch nêu rõ hàng loạt điều khoản đặt quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do biểu đạt và các quyền con người khác xuống dưới lợi ích chính trị của đảng cộng sản, trong đó có Điều 2 định nghĩa hành vi “cố ý vượt qua tường lửa để thu thập trái phép thông tin” là “gián điệp mạng”, và Điều 4 quy định “Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng” là “đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN”. Ông Brad Adams nói rằng, “Quốc hội Việt Nam cần chứng minh mình không phải là bù nhìn của đảng cộng sản cầm quyền, bằng cách đứng về phía công luận và phản đối dự luật an ninh mạng này”.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.

No comments:

Post a Comment