Wednesday, June 6, 2018

Đất nước này không cần Đảng Cộng Sản

Đất Nước Đứng Lên

Một nền chính trị độc tài toàn trị nắm quyền kinh tế chỉ huy chỉ xử dụng toàn phường ăn hại bất tài thì đất nước chỉ có diệt vong. Vậy dân chúng có cần thể chế đó hay không?
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:”Đất nước này không cần đảng cộng sản” của Đỗ Ngà qua sự trình bày của Nguyên Khải.

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu. Nói cho đúng thì nó cần sự tự do và công bằng làm nền tảng. Khi quyền lực nhảy vào xí phần hơn thì đó không còn là quy luật cung cầu nữa. Ví dụ về dịch vụ cờ bạc thì nhà nước cấm tư nhân làm chỉ để mình nhà nước kiếm chác trên loại hình này qua xổ số kiến thiết thì nó không còn là sự công bằng. Hay như ví dụ khác như xăng dầu thì nhà nước loại bỏ vai trò của tư nhân để mình nhảy vào chiếm lấy và muốn tăng giá bao nhiêu cũng được, tăng cho thỏa túi tham.

Một nhà nước đích thực là nhà nước dùng quyền lực đặc biệt của mình để tạo sự công bằng về cơ hội cho xã hội, chứ không phải dùng quyền lực nhảy vào giành hết miếng bánh ngon về mình. Kinh tế thị trường cũng thế, khi nhà nước đứng vai trò trọng tài trong xã hội cho mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cạnh tranh nhau một cách công bằng nhất thì lúc đó những thằng có chất xám sẽ có đất sống và những thằng ma mãnh phải bị loại khỏi cuộc chơi. Mà khi thằng chất xám có đất sống thì lúc đó nền kinh tế tri thức hình thành và chính nó đưa đất nước cất cánh.
Chỉ riêng việc ĐCS luôn quan niệm nhà nước là kẻ giành ăn với người dân thì điều đó sẽ dẫn tới sự tàn phá đất nước chứ không phải là xây dựng. Tư duy này không thể gột rửa khỏi suy nghĩ của ĐCS. Cho nên, nơi nào ĐCS nắm quyền, nơi đó sẽ luôn bị giới hạn không thể bứt phá ra được, kể cả Tàu. Trung cộng hiện nay vẫn chỉ là nền kinh tế lớn chứ không phải nền kinh tế mạnh, tự nó đang phát sinh những vấn đề mà chính quyền Bắc Kinh không thể vá cho kín vì nền kinh tế của Trung cộng đang đạt giới hạn của nó. Sự khác nhau giữa nhà nước tự do và nhà nước độc tài toàn trị là cốt lõi chỗ đó khi một mình là vai trò chính cho xã hội và một dùng thứ quyền lực vô đối nhảy vào xí phần với dân.
Tam quyền phân lập, tự do dân chủ, rồi nhà nước pháp quyền ra đời nhằm mục đích gì? Nói cho cùng đó là những kiến tạo mang tính nền tảng, để làm sao nhà nước bảo đảm vai trò trọng tài xã hội một cách công bằng nhất. Chỉ có thế thì những kẻ tài giỏi mới có đất sống, nền kinh tế thị trường đúng nghĩa tôn trọng sự cạnh tranh công bằng và quy luật đào thải. Giỏi thì trụ vững, kém thì suy vong để từ đó nền kinh tế đất nước có nhiều những doanh nghiệp khỏe mạnh. Mà nền kinh tế quy tụ nhiều thằng giỏi làm trụ cột thì nền kinh tế đó vững mạnh. Hãy nhìn cho thật kỹ, những doanh nghiệp nước ngoài họ luôn xây dựng một bộ khung quản trị tốt, một văn hoá công ty để phát triển bền vững trên nền tổ chức tốt. Còn những doanh nghiệp Việt Nam loại này không nhiều. Có nhiều công ty có tổ chức lộn xộn, họ chỉ sống được bằng những trò chạy chọt đánh quả để tồn tại.
Sự minh bạch trong quản lý nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế không mất tiền vì hối lộ, số tiền đó quay lại đầu tư cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Ngược lại, Việt Nam luôn duy trì vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCS. Nói cho cùng, sự độc chiếm quyền lực này là một loại giành quyền lợi với dân. Như loài chó hoang, ĐCS luôn lăm le cắn chết những thành phần nào để ý đến miếng bánh quyền lực của nó. Thái độ đó của ĐCS rất nguy hiểm cho đất nước vì sự ham ăn bánh quyền lực nó sẽ cố giữ lấy bằng mọi giá kể cả bán nước cầu vinh.
Như là quy luật tất yếu, ĐCS càng yếu nó càng sợ nhân dân và càng căm thù nhân dân. Nó sẽ xích lại gần với Trung cộng, dựa vào Trung cộng để quay đầu cắn dân. Vì sao? Vì đơn giản, chỉ có nhân dân mới đòi hỏi nó chia xẻ quyền lực. Còn Trung cộng? Nó tin khi bán đất nước cho Tàu, ĐCS sẽ được giữ lại quyền lực với vai trò là thái thú tay sai cho Bắc Kinh. Đối với ĐCS, điều đó vẫn tốt cho nó nhất vì nó vẫn còn giữ quyền lực. Còn nếu đa đảng để cạnh tranh công bằng, nó sẽ bị loại bởi chính lá phiếu của người dân. Điều này ĐCS sẽ không chấp nhận được.
Nói đến kinh tế thì trước hết phải nói đến chính trị là vậy. Mọi nền kinh tế èo uột hay thịnh vượng đều bắt nguồn từ chính trị. Chính trị phục vụ, chính quyền đóng vai trò trọng tài xã hội thì ắt nền kinh tế mạnh. Kinh tế Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada (G7) được sinh ra từ đó, từ chính trị phục vụ. Chính trị giành ăn với dân, thì đó là sự tàn phá. Nền kinh tế Việt Nam, Venezuela, Cuba, Bắc Hàn là như thế. Cần phải loại bỏ CS ra khỏi vai trò lãnh đạo đất nước, còn nó thì không những có nguy cơ lụi tàn mà còn mất nước bởi sự bảo vệ quyền lực bất chấp tất cả của ĐCS.
Đỗ Ngà.

No comments:

Post a Comment