Friday, October 9, 2015

Việt Nam gia nhập TPP, mừng nhưng lo!

Thứ Sáu, ngày 09.10.2015    
Kính thưa quý thính giả, sau 7 năm đàm phán, cuối cùng thì vấn đề Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP cũng đã đạt được thỏa thuận giữa 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đạt được thỏa thuận là một điều đáng mừng, nhưng còn bao nhiêu thách đố đang chờ. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc về những đòi hỏi Việt Nam phải thỏa mãn khi gia nhập thương ước này, sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Lúc 5 giờ sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ,ngày 5 tháng 10vừa qua, tại thành phố Atlanta, bang Georgia, các nhà thương thuyết thở phào nhẹ nhõm, khi đã đạt được thỏa thuận sau 7 năm đàm phán giữa Hoa Kỳ, nước chủ động với 11 quốc gia về một thương ước có tên là Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP, ý nghĩa Tiếng Việt là Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược xuyên Thái Bình Dương.
Để cho thương ước có hiệu lực, tại Hoa Kỳ thì Quốc Hội sẽ xem xét và quyết định vào đầu năm 2016, nếu được Quốc Hội phê chuẩn, thì đây là một di sản đáng giá của TT Barack Obama để lại sau 8 năm cầm quyền. Nhưng con đường cũng còn lắm chông gai. Đồng thời 11 quốc gia khác cũng phải được quốc hội phê chuẩn, do đó hiệu năng của TPP sớm cũng phải mất 5 năm nữa mới có thể đánh giá thành quả một cách chính xác.
Sở dĩ xem đây là một hiệp định kinh tế có tầm vóc chiến lược, vì nó sẽ chiếm đến 40% doanh số giao thương toàn cầu, và lại nối kết một số quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương, trong ấy ngoài hai cường quốc kinh tế là Hoa Kỳ và Nhật Bản, còn có các nước phát triển vững mạnh như Canada, Úc Châu, Singapore, từ đó sẽ tạo nên một trọng lượnglớn làm thay đổi thị trườngbuôn bánthế giới .Nó cũng được coi là hiệp định mang tính chiến lược, vì sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các thị trường khác, nhự Hiệp Ứớc Thương Mại xuyên Đại Tậy Dương (TTIP) còn đang thương thuyết, đặc biệt là va chạm với Trung Cộng, một nơi vốn được xem là công xưởng sản xuất hàng tiêu dùng rẻ tiền cho cả thế giới, chắc chắn TC sẽ phải chịu áp lực không nhỏ trong cuộc tranh đua này.
Theo các nhà phân tích kinh tế thì Việt Nam là quốc gia yếu kém nhất trong 12 nước, nhưng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, vì đây là cơ hội để doanh nghiệp ở các quốc gia tân tiến đầu tư vào Việt Nam, đem kỹ thuật và tài chánh vào giúp cho người dân có thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của các gia đình Việt Nam. Nếu VN kịp thời cải tiến kỹ năng của công nhân và quản trị, để nâng cao phẩm chất hàng hóa, đủ sứccạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác, thì sẽ có hy vọng gia tăng lượng hàng xuất khẩu để thu về ngoại tệ, từ đó có thể dẫn đến giảm thiểu, và cân bằng thâm thủng mậu dịch như hiện nay. Đó là một viễn ảnh đầy phấn khởi đối với người Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp tư nói riêng.
Nếu mọi việc diễn tiến như dự kiến thì con đường phát triển trước mặt của Việt Nam sẽ rất sáng sủa, nhưng để đạt được thành công như mong đợi, Việt Nam có rất nhiều việc phải giải quyết.
Trước nhất là phải đáp ứng các đòi hỏi như đã thỏa thuận, trong ấy VN phải hội đủ các điều kiện căn bản để được nhìn nhận là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, tức là không còn kéo thêm cái đuôi "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" như hiện naynữa. Muốn được nhìn nhận như thế thì có rất nhiều luật lệ phải sửa đổi, một trong các luật lệ cần thiết là tự do lập hội, để người công nhân có quyền thành lập các nghiệp đoàn lao động độc lập, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân, và không trực thuộc hệ thống nghiệp đoàn do nhà nước điều hành. Hiện nay VN chưa có luật này, cho dù trong Hiến Pháp đã qui định từ rất lâu.
Đây là một điều mà nhà nước CSVN rất e ngại, vì thành phần công, nông vẫn được tôn vinh trên mặt lý thuyết và được ăn bánh vẽ, thực tế họ đang bị bóc lột đến tận xương tủy. Nếu các nghiệp đoàn độc lập ra đời, đó chắc chắn sẽ là một đe dọa cho thể chế độc tài đảng trị như hiện nay.
Để thực hiện một nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp tư nhân phải được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nhà nước, từ đó mới có sự cạnh tranh chính đáng. Các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam bấy lâu nay, cho dù được ưu đãi, nhưng bởi vì quản trị quá tồi và lại là cơ hội tốt cho tham nhũng thối nát, nên lỗ lã làm thiệt hại ngân quĩ quốc gia.
Tuy hiệp định TPP thuộc phạm vi kinh tế, nhưng đối với Việt Nam, nó gắn liền với thể chế chính trị. Kinh tế không thể phát triển, đất nước không thể giàu mạnh dưới chế độ độc tài cộng sản như hiện nay. Chính vì đi theo CS mà đất nước tụt hậu, chậm tiến và nghèo đói, và lệ thuộc vào Trung Cộng. Vậy con đường trước mặt không phải chỉ thay đồi nửa vời, cải tiến cầm chừng để vẫn tiếp tục duy trì độc tài độc đảng, nhằm thủ lợi cho phe nhóm, mà phải thay đổi triệt để, dứt khoát. Hãy giã từ độc tài để bước tới dân chủ thì mới hội nhập được vào thế giới văn minh, mới mong thoát khỏi âm mưu khuynh loát và thôn tính của Trung Cộng. Người VN đã thừa khôn ngoan và tiến bộ để xây dựng một thể chế dân chủ thật sự rồi.
Nếu chính quyền Hà Nội thật sự nghĩ đến tương lai của dân tộc, thì hãy xem đây là một cơ hội tốt để đưa đất nước đi lên, ngược lại vẫn cố chấp, vẫn coi thường nguyên vọng chính đáng của người dân, thì TPP sẽ chẳng ích lợi gì cho dân tộc, mà rồi đảng CS cũng không thể trụ được theo qui luật chuyển động của bánh xe lịch sử vậy.
Cám ơn quí thính giả đã
 theo dõi quan điểm của LLCQ.
Lực Lượng Cứu Quốc

No comments:

Post a Comment