Saturday, October 17, 2015

Đây là sự thật 16.10.2015

Thứ Sáu, 16.10.2015  
Đối với người dân Việt Nam, trong nhiều năm qua, nền kinh tế vốn đã thua kém các nước dân chủ tự do trên thế giới do chính sách độc tài của nhà cầm quyền cộng sản lại phải chịu thêm những suy thoái do tham nhũng, hối lộ và năng lực yếu kém của nhà nước. Vậy ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những tác động tiêu cực của nền kinh tế và nguyên nhân sâu xa vì sao nền kinh tế tiếp tục đi xuống của Việt Nam. Mời quý thính giả lắng nghe chuyên mực Đây Là Sự Thật với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh.
Câu 1: Ở Việt Nam, dưới chế độ độc tài cộng sản, người dân chịu nhiều sưu cao thuế nặng hơn cả thời thực dân Pháp đô hộ chúng ta. Vậy thì những người nghèo chiếm đa số trong xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào ?
ĐCH: Như chúng ta đã biết,Việt Nam có nền kinh tế thuộc vào hạng kém phát triển và tụt hậu bậc nhất thế giới. Người dân cũng chịu nhiều sưu cao thuế nặng, thuế chồng thuế (Ví dụ: Một chiếc xe hơi ở Việt Nam đắt gấp 3 lần xe cùng loại ở Campuchia, Lào chứ đừng nói đến Mỹ, Châu Âu) gây nên cảnh những người dân không có phe cánh cộng sản đã nghèo lại thêm nghèo. Điều đó ảnh hưởng xấu đến người dân như sau:
- Về mặt tương đối, người lao động nghèo thường mất nhiều hơn. Lý do là người lao động nghèo thường chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương tức tiền công lao động. Khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng kéo theo việc sa thải lao động. Những người mất việc làm sẽ là những người mất đi nguồn sống duy nhất của mình và gia đình là tiền lương và sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh nguy hiểm sống còn.
- Trong trường hợp của Việt Nam, cơn khủng hoảng hiện nay không chỉ liên quan đến công ăn việc làm mà còn liên quan đến sức mua của đồng tiền. Lạm phát chính là nguyên nhân và là mối nguy khủng khiếp đối với người thu nhập thấp.
- Thu nhập của người nghèo là dùng để tiêu dùng hàng ngày. Người nghèo là những người không có tài sản đáng kể. Thu nhập của họ là để phục vụ tiêu dùng hàng ngày.Như vậy khi giá cả leo thang do lạm pháp thì người nghèo càng chịu thiệt thòi gấp bội.
- Ngoài ra do không có tiền vì nghèo mà người nghèo ở Việt Nam không có điều kiện tiếp cận thông tin, dễ bị tham quan địa phương cướp đoạt đất đai. Khi họ đi làm thì chịu nhiều thiệt thòi do công đoàn trong bộ máy cộng sản không đứng về người lao động.
Chính bởi vậy , người nghèo ở Việt Nam chính là những người chịu thiệt thòi nhất trong một xã hội kém phát triển.
Câu 2: Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi xuống khiến cho nhân dân đã khổ càng thêm khổ , nhất là sự vất vả của người nghèo ?
ĐCH : Nguyên nhân sâu xa thì có nhiều, nhưng có một số nguyên nhân chính cần phải nhắc đến như sau:
- Đối với Điều 15 hiến pháp ghi: "Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường ..." trong khi Điều 4 ghi: "Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ...". Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trinh độ cao trong khi chủ nghĩa Mác không thừa nhận kinh tế hàng hóa và chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân. Rõ ràng Điều 15 "cãi nhau" với Điều 4. Như vậy rõ ràng ngay từ việc xác định bản chất nền kinh tế đã sai thì làm sao có một nền kinh tế phát triển được.
- Hiện nay nhà nước Việt Nam là nhà nước độc tài, mọi quyền hành nằm trong tay đảng cộng sản. Chính bởi vậy tham nhũng, hối lộ và trình độ điều hành kém đã làm cho nền kinh tế lụi bại. Nói đơn cử như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ra hàng loạt vụ thất thoát hàng trăm nghìn tỉ đổng như: Vinashine, Vinaline... mà có bị thôi việc đâu ?.
- Việc để cho Trung cộng thao túng nền kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và nhất là người nghèo. Người nghèo vốn đã không có việc làm nay phải cạnh tranh lao động ngay tại Việt Nam với công nhân Trung cộng, hoặc việc thương gia Trung cộng ép giá nông lâm, thủy sản cũng gây nên khó khăn thêm cho người dân Việt Nam.
Chính 3 nguyên nhân xâu xa này đã đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng tàn lụi và người chịu thiệt thòi nhất là người dân nghèo.
Câu 3: Đảng cộng sản biện mình cho sự yếu kém và tham nhũng của mình rằng "ở đâu cũng có người nghèo", ngay cả ở Mỹ cũng thế. Theo anh chúng ta nên hiểu điều này như thế nào?
ĐCH: Ở đâu cũng có người nghèo là điều đương nhiên, nhưng hiểu thế nào là nghèo và những người nghèo ở các nước tự do dân chủ được đối xử như thế nào mới là điều đáng nói.
- Người nghèo ở từng nước có đánh giá thu nhập khác nhau. Ở Việt Nam thì người nghèo có mức thu nhập một năm chỉ có mấy trăm Usd. Trong khi đó mức đánh giá người nghèo ở Mỹ hay các nước tự do khác lên đến hàng nghìn Usd. Trong khi đó mức lạm pháp và giá cả của những nước tự do không bị đội lên như Việt Nam nên không thể nói như đảng cộng sản biện minh được.
- Điều thứ hai đó là về việc đối xử với người nghèo. Trong khi các nước tự do dân chủ thì người nghèo có phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, các dịch vụ y tế, giáo dục cho con em hoàn toàn miễn phí . Trong khi đó tại Việt Nam người nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát vì chính phủ không có các chính sách hỗ trợ người nghèo để họ trụ vững trong các cơn bão này.
Như vậy rõ ràng những biện minh của đảng cộng sản chỉ nhằm che đậy những yếu kém trong cách điều hành kinh tế của mình .
Xin chào quý thính giả ĐLSN, Xin chào chị Tâm Anh !

No comments:

Post a Comment