Friday, July 12, 2024

Ôi! Hà Nội 36 phố phường nay còn đâu!

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Hà Nội khi xưa là kinh đô Thăng Long, bây giờ thủ đô của Việt Nam, chốn “ngàn năm văn vật”, nhưng ngày nay, Nà Nội là nỗi kinh hoàng của du khách và là nỗi khổ của cư dân.... sao kỳ vậy? 

Kịch Bản

HD- (hát) bài Hướng về Hà Nội hoặc Nỗi Lòng Người đi, bài nào thấy thích...
Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió ngây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ
 

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều

Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ

Ai đứng trông ai ven hồ

khua nước trong như ngày xưa 

ML- Wow, không ngờ anh HD cũng lãng mạn ghê đấy chứ, chắc anh có người yêu ở Hà Nội hay sao mà tha thiết với thành phố ấy vậy? 

HD- HD biết đến Hà Nội qua sách vở báo chí và những người thân đã sống ở Hà Nội trước năm 1954 kể lại thôi, chứ HD chưa khi nào đặt chân đến nơi ấy bao giờ. HD vẫn hy vọng có một ngày được đến thăm thành phố mang nặng dấu ấn lịch sử của nước mình, là thủ đô văn hóa với hơn ngàn năm lịch sử, chắc chắn cảnh trí rất xin đẹp và con người thì rất văn minh thanh lịch lắm. 

TH- Chào chị ML và anh HD. Đó là “vang bóng một thời” thôi anh HD ơi. Hà Nội ngày nay đã không còn như xưa nữa đâu anh HD ơi. 

ML- Anh TH nói đúng đấy. ML sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nơi mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Động, nhưng về lịch sử thì thành phố này chỉ mới có hơn 300 năm, so với Hà Nội xưa kia là kinh đô Thăng Long, có lịch sử hơn ngàn năm. Nên vẻ đẹp cổ kính và nếp sống văn minh phải hơn hẳn Sài Gòn chứ. Nhưng ML có những bạn người Việt cũng như người Mỹ mới đi du lich Hà Nội về, họ kể rất nhiều chuyện không vui về thành phố này đấy! 

HD- Thật sự HD chỉ mường tượng trong đầu những nơi đăc biệt ở Hà Nội mà hình ảnh có trong sách báo như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, đền Bạch Mã, đền Quan Thánh, chùa Hương, Khu Di tích thành Cổ Loa....v.v thôi. Thỉnh thoảng đọc báo hay nghe tin Hà Nội bị ô nhiễm nặng vì khói xe, bụi bặm, tiếng ồn và đường phố ngập lụt khi có mưa lớn thôi, ngoài ra chẳng biết gì hơn nữa. 

TH- Những di tích lịch sử ấy thì nay vẫn còn, và vẫn được bảo trì, nhưng phố xá thì nay đã thay đổi nhiều, đăc biệt là nhà cao tầng thì mọc lên dầy đặc. Đường phố từ xưa vẫn đã hẹp so với Sàigon, nay càng thấy chật chội thêm, vì năm 1954, dân số Hà Nội chưa tới nửa triệu người, ngày nay lên gần 9 triệu, đông gấp 10 lần. Tuy diện tích có mở rộng, nhưng mật độ dân số vẫn rất cao. 

ML- Vì dân đông mà nhà cửa lại không đủ, nên giá nhà ở Hà Nội rất đắt, có lẽ là đắt nhất trên thế giới! Trong khi lương bổng lại thấp hơn ở Saigon. Còn đường đã hẹp, người lại đông, xe cô rất nhiều, nên người lái xe không bao giờ nhường đường cả. Đèn đỏ, đèn vàng hay vạch đường chẳng có ý nghĩa gì. Giao thông rất hỗn loạn. Ơ Hà Nội người ta muốn chạy thế nào cũng được. Đường một chiều thành hai chiều. Đường cấm thành đường lưu thông luôn, thật là khủng khiếp. 

HD- Chẳng lẽ thủ đô của một nước có gần trăm triệu dân, lại có truyền thống văn hóa hơn 4000 năm mà như thế  sao? HD thật sự không tưởng tượng ra nổi! 

TH- Những điều bạn chị ML tường thuật là đúng đấy. TH cũng có nhiều bạn và thân nhân là người Hà Nội, họ cho biết nét văn hóa thanh lịch của dân Hà Nội không còn nữa. Cụ thể là các tiệm ăn ở Hà Nội rất nhỏ, động khách, nhưng có rất ít món để chọn lựa như ở Saigon, mà giá thì rất đắt, phục vụ lại rất dở. Có thể nói là bất lịch sự với khách hàng nữa là khác. Lại còn có “bún mắng, cháo chửi” nữa mới lạ chứ.  Đi chỗ nào cũng nghe thấy người ta văng tục chửi thề, mở miệng ra là nghe thấy hai chữ “Đ M”... Chẳng lẽ đó là nét văn hóa đăc thù của thủ đô của nước ta hay sao? 

ML- Chưa hết đâu, khách vào quán ăn, nghe giọng lạ là bị chặt đẹp ngay, nhất là ở khu phố cổ, không phải tính giá như đã ghi trong menu như ở Mỹ này đâu. Chạy xe ngoài đường thì coi chừng găp bò vàng bò đỏ, bị thổi còi phạt tiền là chuyện bình thường, nhất là về đêm. Giá gửi xe rất đắt, lại thay đổi tùy lúc, tùy chỗ. Tham nhũng vặt thì tràn lan. Làm bất cứ thứ giấy tờ gì cũng phải đút lót, như xin giây tạm trú, xin giấy khai sinh, giấy phép xây dựng đều phải có “thủ tục đầu tiên” cả đấy! 

HD- Nếu đúng như anh chị kể, thì khách du lịch đến Hà Nội làm sao vui được chứ. Vậy mà HD cứ mơ ước có một ngày sẽ được dạo quanh Hồ Tây, bước lên cầu Thê Húc, đến thắp hương ở đền Ngọc Hồi, ở Chùa Một Cột, đứng trên đê Yên Phụ, hưởng gió mát, nhìn dòng sống Hồng, với những thuyền rồng xin đẹp của vua chúa thời xưa. Dạo quanh 36 phố phường, vào chợ Đồng Xuân gặp các cô gái bán hoa duyên dáng lịch lãm. Thưởng thức món chả cá Thăng Long, bún chả Hà Nội, nghe các văn nhân mặc khách trao đổi nhau câu thơ, bài phú chứ.....tiếc quá. 

TH- Có lẽ anh HD cứ giữ lấy những tưởng tượng xinh đẹp ấy trong lòng thỉ hay hơn. Một khi anh đã đến Hà Nội, sẽ thất vọng như bao nhiêu du khách khác đấy. Thật tình mà nói, ngưởi dân sống ở Hà Nội đâu có sung sướng gì chứ!  Phố xá thì động người, ôn ào cả ngày lẫn đêm, khói bụi mịt mù. Ra đường thì toàn thấy những cảnh trái tai gai mắt. Gặp người thì lạnh lùng xa lạ. Đối thoại thì cọc cằn thô lỗ. Người Ha Nội lúc này không còn tin ai cả, chuyện gì cũng dè chừng vòng vo, dò xét nhau, không thân thiện cởi mở như dân Sàigon đâu. 

ML- Những người Hà Nội gốc thì cố giữ lấy cái đẹp thủa xưa, nhưng rất khó, từ đó lại nảy sinh sự phân biệt theo vùng miền. Người này tự hào là Hà Nội gốc. Còn “mày” là Hà Nội 1 Hà Nội 2 hay dân tỉnh lẻ. Làm sao quý phái bằng “tụi tao” được! Cứ thế làm cho con người Hà Nội thêm lạnh lùng, nghi kỵ lẫn nhau! 

HD- Tại sao Hà Nội lại thay đổi như thế, phải tìm ra cái nguyên nhân của nó chứ? Có phải vì Hà Nôi là nơi cơ quan quyền lực của đảng CS ngự  trị, nên đã gây ra nông nỗi ấy chăng? 

TH- Chuyện này thì khỏi phải bàn, sống ở Hà Nội mà không quen biết lớn sẽ  không chen chân vào bất cứ cơ quan nào của nhà nước cả. Đút lót là chuyện thường. Làm ăn thì phải có máu mặt chứ tay mơ thì mất trắng như chơi. Cái nét văn hóa quà cáp là rất nặng, quà cáp cho thấy cô, cho sếp, cho họ hàng nữa đấy. 

ML- Chưa hết đâu, ở Hà Nội người ta còn phân biệt giai cấp nữa đấy. Có giai cấp sếp, giai cấp nhân viên, giai cấp lãnh đạo, giai cấp dân đen, đều có lằn ranh hẳn hòi đấy. 

HD- Như vậy thì HD sẽ không thèm đi du lịch Hà Nội làm gì cho phiền nữa. Cảm ơn anh chị đã cho HD những thông tin buồn ấy.

No comments:

Post a Comment