Sunday, September 22, 2019

Việt Nam Tuần Qua

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. 

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc LHQ khẳng định bạo quyền VN đàn áp giới bất đồng chính kiến?

Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Trong báo cáo mới nhất, Tổng thư ký LHQ xác nhận là bạo quyền Việt Nam đang tiến hành chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho nhân quyền và thân nhân của họ, nhằm ngăn cản họ tiếp xúc với cơ quan LHQ.
Văn phòng Nhân quyền LHQ cho biết là báo cáo này đã được trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào thứ Năm 19/9. Báo cáo nhận định tình trạng trả thù các nạn nhân, các thành viên của xã hội dân sự đang tăng lên ở nhiều quốc gia, phản ánh qua số các trường hợp được báo cáo tăng lên trên toàn cầu. Báo cáo dựa trên thống kê của gần 50 nước.
Trong phần trình bày về Việt Nam, LHQ liệt kê từng trường hợp đàn áp ở Việt Nam từ năm 2018 đến nay. Điển hình là 5 người Thượng ở Tây nguyên bị tra tấn vì không chịu từ bỏ đạo Tin Lành. Một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, bị sách nhiễu và bị cấm xuất cảnh sau khi tham dự phiên kiểm điểm nhân quyền tại Geneva vào đầu năm nay. Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, cũng lâm vào số phận tương tự.
Một vụ điển hình khác là ông Nguyễn Văn Ân, giáo dân xứ Kẻ Gai – Nghệ An, bị công an Việt Nam truy nã sau khi tường trình về một vụ bạo lực do hội Cờ Đỏ gây ra vào tháng 12 năm 2017.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, vào thứ Hai 16/9, tổ chức Freedom House và công ty luật sư quốc tế Dechert LLP, đã gửi đơn lên LHQ, nội dung khẳng định bạo quyền VN đã vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền khi bắt giam sinh viên Phan Kim Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”. Anh vui lòng nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài hiểu hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, anh Phan Kim Khánh 25 tuổi bị công an tỉnh Thái Nguyên bắt giam vào tháng 3 năm 2017, sau đó bị kết án 6 năm tù với cáo buộc nói trên.
Trong đơn gởi lên LHQ, các luật sư quốc tế nhấn mạnh là anh Phan Kim Khánh là một trong nhiều người bị bạo quyền VN bắt giam chỉ vì kêu gọi dân chủ đa nguyên, phi chính trị hóa quân đội, tự do bầu cử và tự do báo chí. Các luật sư cũng tố cáo là Phan Kim Khánh bị bắt giam suốt 7 tháng mà không hề được phép gặp gỡ gia đình hay các luật sư biện hộ. Cho đến ngày xét xử là ngày 25/10/2017 thì cũng chỉ thân phụ của anh là được phép vào phòng xử án.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc bạo quyền tỉnh Bến Tre đã tuyên án 5 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Công Em với cáo buộc “phổ biến các tài liệu có nội dung chống phá chế độ là sao?
Trường An: Thưa chị, theo cáo trạng của tòa, ông Công Em 48 tuổi là chủ nhân các trang xã hội như “Vệ Quốc Đoàn”, “Tấn Lê”, “Lê Thành Bạc” đã tung lên các bài viết và video có nội dung “bôi bẩn và xuyên tạc các chính sách của đảng và nhà nước CSVN”, đồng thời hô hào người dân tham gia biểu tình vào dịp diễn ra hội thượng đỉnh Trump – Kim ở Hà Nội. Ông Công Em bị bắt giam vào ngày 28/2 nhưng đến ngày 17/9 mới bị mang ra xét xử.
Như chúng ta đã biết là kể từ khi đạo luật an ninh mạng có hiệu lực vào đầu năm nay, gần 50 người xử dụng các mạng xã hội đã bị bạo quyền bỏ tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”. Vào ngày 5/9 vừa qua, bạo quyền tỉnh Ninh Bình cũng tuyên án 5 năm tù đối với ông Lê Văn Sinh 54 tuổi, với cáo buộc nói trên.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của tổ chức Minh bạch Tài chánh Toàn cầu (viết tắt là GFI), Việt Nam là quốc gia luân chuyển dòng tiền “bẩn” lớn nhất thế giới, với chiêu thức rửa tiền núp dưới danh nghĩa kinh doanh và đầu tư. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này?

Trường An: Tổ chức GFI, tṛu sở tại thủ đô Wshington, ghi nhận là trong năm 2015, Việt Nam đã thu về 22 tỷ rưởi Mỹ kim, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Thế giới và LHQ. Theo GFI thì đây là con số khủng khiếp và không ai nắm vững được là nguồn tiền này đã chảy về đâu, mặc dù các hóa đơn đều ghi là đầu tư hay giao dịch.

Cũng theo nghiên cứu của GFI, trong năm 2015, dòng tiền chảy ngược từ Việt Nam ra hải ngoại lên đến hơn 9 tỷ Mỹ kim. Trên thưc tế, con số này là hơn 19 tỷ Mỹ kim, được ghi nhận trong Hồ sơ Panama bị phanh phui vào năm 2016, mà hơn 200 cá nhân và tổ chức Việt Nam đã chuyển tiền vào các trương mục ngoại quốc.

No comments:

Post a Comment