Monday, September 2, 2019

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng dám sớm về vườn để biết học làm “người tử tế”?

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, TBT/CTN Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ là một người tử tế, khi tiếp tục lừa gạt nhân dân qua cái gọi là “Tư Tưởng và gương đạo đức Hồ Chí Minh”.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Âu Dương Thệ với tựa đề: Bao giờ Nguyễn Phú Trọng dám sớm về vườn để biết học làm “người tử tế”?  sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.

Tại sao lại cứ giương cờ HCM không có thật?

Từ mấy tháng nay lợi dụng tình trạng Nguyễn Phú Trọng bị bệnh nặng không thể đảm nhiệm cả hai trách nhiệm vừa là Tổng bí thư (TBT) lẫn Chủ tịch nước (CTN), hoang mang và phân hóa trầm trọng vì quyền-tiền giữa các phe nhóm lợi ích trong Trung ương đảng và Bộ chính trị (BCT), nên triều đình đỏ hầu như đang tê liệt, rơi vào hoàn cảnh như không có đầu, vô chính phủ. Vì thế Bắc kinh lợi dụng tình hình trên, nên đang đưa tầu chiến hộ tống tầu thăm dò dầu khí làm mưa làm gió ở bãi Tư chính ngay trong thềm lục địa VN, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Trong khi biển đảo và chủ quyền đất nước đang bị phương Bắc đe dọa trực tiếp và rất nghiêm trọng, nhưng ông Tổng – Chủ lại không biết ngượng, không biết giữ liêm sỉ, vẫn vênh váo rao giảng đạo đức cho giới trẻ là phải “Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối cao”!!!
Là người cực kì tham lam quyền lực nên sau khi đòi cho bằng được để Đại hội 12 (1.2016) xếp độc quyền cho mình vào “trường hợp đặc biệt” để chiếm ghế TBT tiếp, Nguyễn Phú Trọng lại lợi dụng thời cơ khi Trần Đại Quang mất (9.18) đã chiếm nốt cả ghế CTN.
Còn Nguyễn Phú Trọng tới nay vẫn chưa dám làm như Nguyễn Tấn Dũng. Tuy bệnh nặng nhưng ông vẫn không thích làm “người tử tế” và lại vẫn muốn tiếp tục làm Ông Đặc biệt! Tư cách rất tồi tệ như thế, nhưng hiện nay trong dịp 50 năm Hồ Chí Minh mất, ông Trọng lại vẫn lên mặt rao giảng đạo đức, lại bắt cán bộ đảng viên và nhân dân “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”!
Chẳng những thế, bề ngoài thì đề cao ông Hồ, nhưng nhiều người cầm đầu chế độ đã coi thường HCM và cô lập ông vào thập niên 60 của thế kỉ trước. Chính khi HCM còn sống, trong những năm cuối ông đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cô lập để thâu tóm quyền lực.
Cuối thập niên 80 của thế kỉ trước chế độ toàn trị ở trong hoàn cảnh cực kì ngặt nghèo, như sợi chỉ treo ngàn cân; trong nước nạn đói đe dọa, bên ngoài Bắc kinh đang dạy bài học cho chế độ này qua chiến tranh biên giới phía Bắc và sa lầy trong chiến tranh ở Campuchia, Mĩ và Tây phương phong tỏa. Nguy hiểm nhất là Liên xô, thành trì Thế giới CS và mụ đỡ của CSVN, khi ấy đang rơi vào tổng khủng hoảng đi đến tan rã.
Chính vì thế có một vấn nạn rất lớn đối với thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo của ĐCSVN là, phải tìm ra cách giải thích về sự tan rã của chế độ CS ở Liên xô và Đông Âu như thế nào để không gây ảnh hưởng bất lợi tới tương lai của đảng CSVN.
Cho tới lúc đó, người ta chỉ biết HCM là một người có tài tổ chức và biết khai thác tâm lí quần chúng nhuần nhuyễn vào sinh hoạt chính trị (với quần chúng, đối thủ và ngoại giao), đặc biệt biết khai thác và lợi dụng triệt để lòng ái quốc của người Việt.
Đây là nguyên tắc hành xử, sách lược làm sao bảo vệ sự tồn tại của đảng trước những biến động từ bên ngoài, nhất là đối với các đối thủ của đảng.
Còn về mặt tư tưởng lí thuyết, làm thế nào để xây dựng một nhà nước CS, mô hình nào cho phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội…thì HCM đã khoán trắng cho chủ nghĩa Marx và mô hình nhà nước của Lenin-Stalin và sau này cả của Mao Trạch Đông. Chính HCM đã nhiều lần xác nhận việc này. Nhưng dĩ nhiên những người cầm đầu sau này khi đưa ông lên là một nhà tư tưởng đã tránh không dám động đến những tuyên bố này của HCM.
Một điều có thực nữa là, sau khi “Tư tưởng HCM” được ghi bên cạnh tư tưởng Marx-Lenin, BCT đã chi một số tiền rất lớn cho các học viện nghiên cứu của đảng để viết về tư tưởng HCM trong các “Chương trình Nghiên cứu khoa học Cấp nhà nước”. Nhưng sau 10 năm, không lâu trước ĐH 9 trước sự tranh cãi giữa hai phe bảo thủ và tiến bộ về mô hình phát triển kinh tế và đất nước, chính Hà Đăng, Tổng biên tập TCCS và là một trong những nhà lí luận hàng đầu của ĐCS khi ấy đã cho biết, chính khi Liên xô sụp đổ và các nước CS Đông Âu tan rã vào cuối thập niên 80 đã làm chủ nghĩa Marx-Lenin bị hoài nghi đến cực điểm, vì thế từ ĐH 7 (1991) nhóm lãnh đạo khi đó đã phải vội vàng vá víu thêm “tư tưởng HCM” để từ đó trở thành “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng”.
Và sau 10 năm Đảng đã giao cho nhiều viện nghiên cứu hàng đầu và các nhà khoa bảng XHCN tên tuổi nghiên cứu, nhưng khi làm công việc tổng kết Hà Đăng đã cho biết: “Hơn 60 định nghĩa khác nhau về Tư tưởng HCM đã được đưa ra và rồi ai cũng thấy rằng, chưa có định nghĩa nào khái quát nổi nội dung” tư tưởng của HCM.[7] Ngay cả một số người đầu đàn về lí luận khi ấy như Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng và Lê Xuân Tùng cũng không thể định nghĩa rõ thế nào là “tư tưởng HCM”!
Nguyễn Phú Trọng hãy trả lời công khai trên công luận để nhân dân biết: Nên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách nào của HCM? Chả lẽ cứ theo Bác mở “đũa thần” Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác ra làm tiếp? Chả lẽ học cách lừa dối nhân dân bằng cách tự đề cao mình như HCM đã làm không biết ngượng ngùng, không biết tự trọng, rồi bảo đó là đạo đức và phong cách đáng làm gương? Hay chả lẽ tiếp tục học tập HCM sử dụng các thủ đoạn cực kì gian dối để lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân dựng lên một chính quyền độc tài bạo ngược chỉ lo củng cố quyền lợi phe nhóm, tham nhũng rồi phản bội quay đầu đàn áp lại nhân dân?”
Âu Dương Thệ

No comments:

Post a Comment