Thursday, September 19, 2019

Để Đối Phó Với Trung Quốc: Phải Sáng Tạo Hơn

Bình Luận

Trung cộng –  một chế độ độc tài đang ráo riết củng cố chế độ qua sự phát triển khoa học và kỹ thuật. Hoa Kỳ như quốc gia lãnh đạo thế giới tự do chỉ có thể đối đầu hiệu năng qua sự sáng tạo vượt trội Trung cộng trên các phương diện khoa học và kỹ thuật quan trọng này. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Gruber&Johnson với tựa đề: Để Đối Phó Với Trung Quốc: Phải Sáng Tạo Hơn” do Mai Văn Phạm chuyển dịch qua giọng đọc của Song Thập, và đây cũng là tiết mục để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Chiến tranh thương mại của Trump đã bỏ qua mối đe dọa thực sự đến từ Bắc Kinh.
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc không có gì là bí mật. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh sẽ phát triển nền kinh tế bằng cách sản xuất và xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ xây dựng vốn, cơ sở hạ tầng, và chuyên môn cần thiết để trở thành một cường quốc sáng tạo.

Trung Quốc không phải là nước đầu tiên áp dụng chiến lược này. Các biện pháp tương tự nhằm thúc đẩy sự phát triển được thực hiện bởi Đức, Pháp và Nhật Bản trong 70 năm qua. Và thậm chí sau đó, 3 nước này đã có căng thẳng thương mại đáng kể với Mỹ. Washington đã từng cáo buộc 3 nước này có chính sách thương mại và tiền tệ không công bằng, cụ thể Đức và Pháp vào thập niên 1970 và Nhật Bản vào thập niên 1980.
Chính quyền Mỹ gần đây cũng đã cáo buộc Trung Quốc giống như vậy. Nhưng lần này, sự căng thẳng có nhiều mối lo ngại hơn.
Chất lượng giáo dục khoa học ở Trung Quốc còn nhiều tranh cãi, nhưng con số thì không. Các trường đại học Trung Quốc vẫn yếu hơn so với các trường ở Mỹ, nhưng khoảng cách đang thu hẹp. Theo xếp hạng được đánh giá là có uy tín hàng đầu của Times Greater Education, Trung Quốc hiện đang có 6 trường đại học trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu toàn cầu.
Theo thời gian, nhiều nhà khoa học và nhiều kỹ sư hơn sẽ tạo nên nhiều sáng tạo đổi mới hơn, đặc biệt là khi được cung cấp đầy đủ vốn. Tổng chi tiêu trên toàn thế giới cho nghiên cứu và phát triển đã đạt khoảng 2 ngàn tỷ đô la trong năm 2015. Mỹ chỉ chiếm khoảng một phần tư chi tiêu đó, giảm 37% vào năm 2000. Chi tiêu của Trung Quốc chiếm 21% tổng chi tiêu Nghiên cứu & Phát triển của thế giới, tương đương 408,8 tỷ USD, tăng 33 tỷ USD trong năm 2000. Trong các lĩnh vực vượt trội như tổng hợp sinh học, năng lượng sạch, và trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một đối thủ quan trọng.
Xu hướng đầu tư vào khoa học này của Mỹ tiếp tục vào thời bình (và thời Chiến tranh Lạnh), khi chính phủ Hoa Kỳ chuyển các nguồn lực công vào nghiên cứu khoa học ở quy mô hoàn toàn mới. Từ 1940 đến 1964, tài trợ của liên bang cho nghiên cứu và phát triển đã tăng gấp đôi. Thời kỳ đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, chi tiêu này lên tới gần 2% GDP. Các thành quả từ sự đầu tư khổng lồ bao gồm các dược phẩm hiện đại, vi mạch điện tử, máy tính kỹ thuật số, máy bay phản lực, vệ tinh, GPS, Internet và nhiều thành quả khác. Những ý tưởng sáng tạo đến hiện từ chiến lược Nghiên cứu & Phát triển do chính phủ Mỹ tài trợ đã phát triển thành các công ty nổi tiếng như IBM, AT & T và Xerox.
Nhưng vào cuối thập niên 1960, chi tiêu của chính phủ cho Nghiên cứu & Phát triển đã bắt đầu một sự suy giảm chậm và đều. Đến đầu thập niên 1980, chi tiêu công cho Nghiên cứu & Phát triển đã giảm xuống 1,2% GDP và đến năm 2017, nó đã giảm xuống chỉ còn hơn 0,6% GDP. Hiện có 9 nước vượt qua Mỹ về tổng chi tiêu cho Nghiên cứu & Phát triển tính bằng GDP. Viễn cảnh phức tạp hơn một chút khi chi tiêu cho Nghiên cứu & Phát của khu vực tư được tính vào, nhưng Mỹ hiện đã tụt lại phía sau 7 quốc gia khác trong tổng chi tiêu công và tư nhân cho Nghiên cứu & Phát triển. Trung Quốc vẫn chi tiêu ít hơn Mỹ cho Nghiên cứu & Phát triển, nhưng nó đang đuổi kịp Mỹ một cách nhanh chóng.
Khu vực tư nhân ở Mỹ tiếp tục đổi mới, nhưng chủ yếu là trong các loại dự án phần mềm được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm. Bên ngoài lĩnh vực khoa học, khu vực tư nhân không chi tiêu nhiều cho những dự án đột phá cơ bản, chẳng hạn như tìm kiếm nguồn năng lượng mới, bởi vì trong khi kiến ​​thức mới là tuyệt vời cho kinh tế nhưng không mang lại cho các nhà đầu tư tài trợ nhiều lợi ích. Do đó, các doanh nghiệp đã lánh xa công tác nghiên cứu mà không có ứng dụng thương mại ngay lập tức, làm giảm 60% các ấn phẩm khoa học của các nhà khoa học doanh nghiệp từ năm 1980 đến đầu thập niên 2000.
Để tránh bị Trung Quốc vượt mặt, Mỹ nên tăng cường hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu khoa học cũng như tìm cách chuyển đối nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm và dịch vụ có thể đưa ra thị trường. Chi tiêu Nghiên cứu & Phát triển của chính phủ có tỷ lệ lợi nhuận xã hội cao đáng kể, nghĩa là lợi ích được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Dựa trên các nghiên cứu gần đây về sự hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu chuyên về dân sự và quân sự ở Mỹ, châu Âu và New Zealand, chúng tôi ước tính rằng, cam kết của chính phủ liên bang 100 tỷ đô la mỗi năm cho Nghiên cứu & Phát triển sẽ giúp tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới. Việc sử dụng tài trợ hữu hiệu nhất sẽ là nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất nhằm hỗ trợ các dự án khoa học, bao gồm các phòng thí nghiệm mới, các chương trình sau đại học mở rộng và các cơ sở ươm mầm phát triển các công nghệ cần nhiều vốn, mà có thể mất nhiều thời gian để hoàn thiện.
Cách tốt nhất để chống lại Trung Quốc là sáng tạo hơn nó và biến những phát minh thành sản phẩm và dịch vụ mà mọi người khắp thế giới muốn mua. Nước Mỹ đã từng rất giỏi về việc này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ nhắc nhở Mỹ rằng, họ có thể và nên đổi mới sự cam kết đối với tiến bộ khoa học và công nghệ./.
Gruber&Johnson
Mai Văn Phạm chuyển dịch

No comments:

Post a Comment