Kính thưa quý thính giả, gần 200 năm trước đây, có một nhà quân
sự kiêm chính trị gia tài ba, 2 lần nắm giữ chức Tổng trấn thành Gia
Định. Ông đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương Nam
trước ý đồ xâm lược của quân Xiêm La và đã góp nhiều công sức trong các
chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nước Việt. Qua chuyên mục Danh Nhân
Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Tả Quân Lê
Văn Duyệt” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương
trình phát thanh tối hôm nay.
Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh,
tỉnh Tiền Giang. Cha là Lê Văn Toại, người gốc Quảng Ngãi, theo ông nội
là Lê Văn Hiếu di cư vào Nam. Sau khi sinh Lê Văn Duyệt, ông Lê Văn
Toại dời nhà về vùng Rạch Gầm, tỉnh Tiền Giang. Lê Văn Duyệt có 3 người
em trai. Ông vóc người nhỏ nhắn nhưng lại có sức mạnh phi thường, được
xem là một trong “ngũ hổ” ở Gia Định.
Năm 1781, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi chạy đến vàm Trà Lọt, có ngụ tại nhà ông Lê Văn Toại. Cảm ơn cưu mang, chúa Nguyễn tuyển dụng Lê Văn Duyệt và giao nhiệm vụ bảo vệ gia quyến. Trong trận đánh tại Đồng Văn, Lê Văn Duyệt bị quân Tây Sơn bắt, nhưng sau đó trốn thoát.
Tháng 11 năm 1784, ông gặp lại Nguyễn Ánh và hộ giá Nguyễn Ánh sang Xiêm La, tức Thái Lan ngày nay. Tháng Giêng năm 1801, ông cùng Nguyễn Ánh và các tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại do quân Tây Sơn trấn giữ. Tướng Võ Di Nguy bị trúng đạn chết, ông được khen là “võ công đệ nhất” của nhà Nguyễn.
Đầu tháng 4, ông theo chúa Nguyễn Ánh ra đánh Phú Xuân bắt sống được Phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách. Đến tháng 5, ông cùng chúa Nguyễn tiến vào thành Phú Xuân và đánh tan thủy quân của Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải rút lui ra Bắc.
Nguyễn Ánh phong ông làm “Thần sách quân, Chưởng tả dinh Đô thống chế” và cho Lê Chất làm phó tướng cùng mang quân đi thu phục các nơi khác.
Mùng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được phong làm “Khâm sai Chưởng Tả quân dinh, Bình tây tướng quân” và cùng với Lê Chất đem quân ra Bắc truy diệt vua quan Tây Sơn.
Tháng 3 năm 1803, ông phá tan cuộc nổi dậy của người dân thiểu số ở Vách Đá thuộc tình Quảng Ngãi. Đến năm 1808, một lần nữa ông mang quân đến Vách Đá giết Phó quản cơ Lê Quốc Huy, đem lại yên bình cho Quảng Ngãi.
Tháng 6 năm 1812, vua Gia Long cử ông làm Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn, và cử Trương Tấn Bửu làm Phó tổng trấn, Ngô Nhân Tịnh làm Hiệp trấn.
Tháng 2 năm 1813, nhận lệnh vua, ông và Hiệp trấn Ngô Nhân Tịnh đem 13 ngàn thủy quân đưa Nặc Ông Chân về làm vua nước Chân Lạp (Cao Miên ngày nay).
Nhận thấy quân Xiêm muốn xâm chiếm Chân Lạp, ông xin vua Gia Long đắp thành Nam Vang cho Nặc Ông Chân trú đóng và đắp thành Lô Yêm để trữ lương thực, đồng thời giữ Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ. Năm 1815, ông được triệu về kinh để nghị bàn về ngôi vị Thái tử.
Tháng Giêng năm 1819, Lê Văn Duyệt nhận lệnh đi kinh lý các vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Bình, là những nơi thường mất mùa, có nhiều trộm cướp. Ông dâng sớ về triều tả cảnh khổ của dân, xin triều đình miễn thuế để an dân.
Tại Thanh Hóa, ông nhận Lê Văn Khôi làm con nuôi. Lê Văn Khôi là người ở Cao Bằng, vì khởi binh chống nhà Nguyễn, bị quan quân đuổi đánh, phải chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê Văn Duyệt bèn ra đầu thú.
Tháng 9 năm 1819, vua Gia Long triệu Lê Văn Duyệt về triều. Đến tháng 12, ông và Phạm Đăng Hưng lãnh di chiếu, tôn Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi (tức vua Minh Mạng).
Năm 1820, vua Minh Mạng cử Lê Văn Duyệt vào Nam làm Tổng trấn thành Gia Định thay cho Nguyễn Huỳnh Đức vừa qua đời.
Tháng 10 năm 1822, Lê Văn Duyệt điều động hơn 39 ngàn dân quân tiếp tục đào kinh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình này mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, quốc phòng và còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Tháng 8 năm 1823, Lê Văn Duyệt về triều, Phó tổng trấn là Huỳnh Văn Năng thay thế.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (28/8/1832), Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, hưởng thọ 69 tuổi.
Khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1835), Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng liền cho triều đình nghị xử và kết ông bảy tội chém, hai tội thắt cổ, một tội sung quân. Mộ cha mẹ ông ở Long Hưng cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.
Mãi đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi, ban lệnh tha hết tội của Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Tháng 2 năm đầu Tự Đức (1848), Lê Văn Duyệt được phục hồi chức Chưởng tả quân Đại tướng quân, đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở Huế.
Hiện hai lăng mộ được nhắc đến nhiều là Lăng Ông ở quận Bình Thạnh và ngôi mộ ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
* * *
Có thể nói là gần 200 năm qua, có nhiều sử sách với các đánh giá khác nhau về cuộc đời Lê Văn Duyệt. Nhưng đối với dân chúng vùng Gia Định và miền Nam, thì cuộc đời và sự nghiệp của danh tướng Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của mọi người. Ông vẫn được xem là người đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước. Hình tượng Lê Văn Duyệt đã biến thành một vị thần phù trợ cho cuộc sống của người dân. Điển hình đền thờ Lê Văn Duyệt được gọi là Lăng Ông với tất cả tấm lòng thành kính. Lăng Ông đã trở thành nơi thờ phượng thiêng liêng của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam. Cái tên Lê Văn Duyệt được đặt cho nhiều con đường khắp đất nước, để tưởng nhớ một người con nước Việt đã tận tụy suốt đời mình vì hạnh phúc của người dân và vì chủ quyền của đất nước.
Ít nhất thì cái tên đường Lê Văn Duyệt mang ý nghĩa hơn là cái tên đường Võ Thị Sáu, một phụ nữ mà người cộng sản đã cố tình đánh bóng tên tuổi nhưng vẫn không dập tắt được hào quang của một danh tướng triều Nguyễn đã có công mở nước và giữ nước.
Năm 1781, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi chạy đến vàm Trà Lọt, có ngụ tại nhà ông Lê Văn Toại. Cảm ơn cưu mang, chúa Nguyễn tuyển dụng Lê Văn Duyệt và giao nhiệm vụ bảo vệ gia quyến. Trong trận đánh tại Đồng Văn, Lê Văn Duyệt bị quân Tây Sơn bắt, nhưng sau đó trốn thoát.
Tháng 11 năm 1784, ông gặp lại Nguyễn Ánh và hộ giá Nguyễn Ánh sang Xiêm La, tức Thái Lan ngày nay. Tháng Giêng năm 1801, ông cùng Nguyễn Ánh và các tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại do quân Tây Sơn trấn giữ. Tướng Võ Di Nguy bị trúng đạn chết, ông được khen là “võ công đệ nhất” của nhà Nguyễn.
Đầu tháng 4, ông theo chúa Nguyễn Ánh ra đánh Phú Xuân bắt sống được Phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách. Đến tháng 5, ông cùng chúa Nguyễn tiến vào thành Phú Xuân và đánh tan thủy quân của Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải rút lui ra Bắc.
Nguyễn Ánh phong ông làm “Thần sách quân, Chưởng tả dinh Đô thống chế” và cho Lê Chất làm phó tướng cùng mang quân đi thu phục các nơi khác.
Mùng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được phong làm “Khâm sai Chưởng Tả quân dinh, Bình tây tướng quân” và cùng với Lê Chất đem quân ra Bắc truy diệt vua quan Tây Sơn.
Tháng 3 năm 1803, ông phá tan cuộc nổi dậy của người dân thiểu số ở Vách Đá thuộc tình Quảng Ngãi. Đến năm 1808, một lần nữa ông mang quân đến Vách Đá giết Phó quản cơ Lê Quốc Huy, đem lại yên bình cho Quảng Ngãi.
Tháng 6 năm 1812, vua Gia Long cử ông làm Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn, và cử Trương Tấn Bửu làm Phó tổng trấn, Ngô Nhân Tịnh làm Hiệp trấn.
Tháng 2 năm 1813, nhận lệnh vua, ông và Hiệp trấn Ngô Nhân Tịnh đem 13 ngàn thủy quân đưa Nặc Ông Chân về làm vua nước Chân Lạp (Cao Miên ngày nay).
Nhận thấy quân Xiêm muốn xâm chiếm Chân Lạp, ông xin vua Gia Long đắp thành Nam Vang cho Nặc Ông Chân trú đóng và đắp thành Lô Yêm để trữ lương thực, đồng thời giữ Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ. Năm 1815, ông được triệu về kinh để nghị bàn về ngôi vị Thái tử.
Tháng Giêng năm 1819, Lê Văn Duyệt nhận lệnh đi kinh lý các vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Bình, là những nơi thường mất mùa, có nhiều trộm cướp. Ông dâng sớ về triều tả cảnh khổ của dân, xin triều đình miễn thuế để an dân.
Tại Thanh Hóa, ông nhận Lê Văn Khôi làm con nuôi. Lê Văn Khôi là người ở Cao Bằng, vì khởi binh chống nhà Nguyễn, bị quan quân đuổi đánh, phải chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê Văn Duyệt bèn ra đầu thú.
Tháng 9 năm 1819, vua Gia Long triệu Lê Văn Duyệt về triều. Đến tháng 12, ông và Phạm Đăng Hưng lãnh di chiếu, tôn Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi (tức vua Minh Mạng).
Năm 1820, vua Minh Mạng cử Lê Văn Duyệt vào Nam làm Tổng trấn thành Gia Định thay cho Nguyễn Huỳnh Đức vừa qua đời.
Tháng 10 năm 1822, Lê Văn Duyệt điều động hơn 39 ngàn dân quân tiếp tục đào kinh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình này mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, quốc phòng và còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Tháng 8 năm 1823, Lê Văn Duyệt về triều, Phó tổng trấn là Huỳnh Văn Năng thay thế.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (28/8/1832), Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, hưởng thọ 69 tuổi.
Khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1835), Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng liền cho triều đình nghị xử và kết ông bảy tội chém, hai tội thắt cổ, một tội sung quân. Mộ cha mẹ ông ở Long Hưng cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.
Mãi đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi, ban lệnh tha hết tội của Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Tháng 2 năm đầu Tự Đức (1848), Lê Văn Duyệt được phục hồi chức Chưởng tả quân Đại tướng quân, đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở Huế.
Hiện hai lăng mộ được nhắc đến nhiều là Lăng Ông ở quận Bình Thạnh và ngôi mộ ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
* * *
Có thể nói là gần 200 năm qua, có nhiều sử sách với các đánh giá khác nhau về cuộc đời Lê Văn Duyệt. Nhưng đối với dân chúng vùng Gia Định và miền Nam, thì cuộc đời và sự nghiệp của danh tướng Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của mọi người. Ông vẫn được xem là người đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước. Hình tượng Lê Văn Duyệt đã biến thành một vị thần phù trợ cho cuộc sống của người dân. Điển hình đền thờ Lê Văn Duyệt được gọi là Lăng Ông với tất cả tấm lòng thành kính. Lăng Ông đã trở thành nơi thờ phượng thiêng liêng của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam. Cái tên Lê Văn Duyệt được đặt cho nhiều con đường khắp đất nước, để tưởng nhớ một người con nước Việt đã tận tụy suốt đời mình vì hạnh phúc của người dân và vì chủ quyền của đất nước.
Ít nhất thì cái tên đường Lê Văn Duyệt mang ý nghĩa hơn là cái tên đường Võ Thị Sáu, một phụ nữ mà người cộng sản đã cố tình đánh bóng tên tuổi nhưng vẫn không dập tắt được hào quang của một danh tướng triều Nguyễn đã có công mở nước và giữ nước.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment