Sunday, October 21, 2018

Bộ trưởng Công an Tô Lâm thăm Bắc Kinh

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Tuần qua, Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, vừa có chuyến viếng thăm Bắc Kinh theo lời mời của Triệu Khắc Chí, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng công an của Trung Cộng. Theo thông lệ từ trước tới nay, các nhân vật chóp bu trong hệ thống quyền lực độc tài của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh nhằm dễ bề thao túng và kiểm soát toàn bộ đảng Hồ-Tàu. Công an lại là một trong những bộ phận quan trọng nhất của quyền lực độc tài cộng sản, do đó Bắc Kinh luôn có những chính sách, thủ thuật đặc biệt để tìm hiểu, kiểm soát kẻ đứng đầu lực lượng công an tại Việt Nam nhằm phục vụ cho các ý đồ thâm độc của Bắc Kinh. Những cuộc mời mọc, chào đón của Bắc Kinh tới những nhân vật chóp bu cao nhất của cộng sản Việt Nam từ Hồ, Giáp, Duẩn, Linh, Đồng, Phiêu, Mạnh, Trọng đều không nằm ngoài âm mưu mua chuộc, khống chế, thao túng giới lãnh đạo cộng sản Hồ-Tàu. Do đó, những chuyến viếng thăm của Tô Lâm sang Bắc Kinh với bề ngoài có cái vẻ rất chí tình, hữu nghị, thắm thiết với những tiệc tùng khoản đãi xa hoa, những lời chúc tụng linh đình luôn ẩn giấu rất nhiều âm mưu và chắc chắn cả những nguy cơ, nguy hiểm cho sinh mệnh chính trị và an toàn về sức khỏe của Tô Lâm.
Như chúng ta đã thấy rất rõ, thời gian gần đây, các nhân vật đột ngột bị ngã bệnh trọng như Nguyễn Bá Thanh, Đinh Thế Huynh, Phùng Quang Thanh và cả Trần Đại Quang – cựu Bộ trưởng Công an tiền nhiệm của Tô Lâm – đều dứt khoát từ chối sang Bắc Kinh chữa bệnh cho dù nền y học Trung Hoa luôn nổi tiếng có nhiều phương thuốc kì diệu.
Đáng tiếc, mọi sừ từ chối dứt khoát không sang Bắc Kinh chữa bệnh đều là quá muộn. Nếu không chết đột tử và thê thảm như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang thì tất cả cũng đều hoàn toàn suy sụp về sức lực, ý chí không còn tại vị, phải về vườn và tuyệt đối im lặng.
Từ những sự kiện này, chúng ta sẽ thấy bất kể kẻ nào leo được tới nhóm chóp bu cầm đầu đảng Hồ-Tàu đều phải đối mặt với một trong hai lựa chọn: hoặc phải tuân thủ tuyệt đối Bắc Kinh; hoặc phải bị thải loại bằng cái chết hoặc trở thành câm lặng.
Ngay như Hồ, Giáp, đều là những kẻ cáo già, đồng thời cả hai đều là những nhân vật có nhiều tiếng tăm trên trường quốc tế, nhưng cả Hồ và Giáp đều bị Bắc Kinh khống chế, sử dụng và kiểm soát chặt cho tới tận lúc chết.
Những năm tháng cuối đời, chúng ta thấy Hồ liên tục đi sang Quế Lâm để an dưỡng, chữa bệnh, nhưng thực chất đây là một cách kiểm soát gắt gao của Bắc Kinh đối với Hồ. Bọn lãnh đạo Bắc Kinh muốn bảo đảm thật chắc chắn 100% Hồ không được có động thái hay phát ngôn nào trái với ý của Bắc Kinh. Và quả thực, cho tới tận lúc chết, Hồ chỉ một mực bày tỏ ca tụng tình hữu nghị Việt Nam-Trung Hoa, bày tỏ sự biết ơn và tin tưởng tuyệt đối vào Mao Trạch Đông cho dù trên thực tế Hồ đã phải đồng ý, chỉ đạo Phạm Văn Đồng nhượng chủ quyền hải đảo của Việt Nam cho Trung Cộng bằng công hàm ô nhục năm 1958 – công khai tán thành tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Về trường hợp Võ Nguyên Giáp, như tuyên truyền thường thấy của cộng sản Việt Nam từ trước tới nay, Giáp là một vị tướng tài ba và đóng vai trò quyết định trong trận Điện Biên Phủ. Song, năm 2002 ngay khi Giáp vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, Bắc Kinh đã cho xuất bản một cuốn hồi kí của một số tướng lĩnh-cố vấn Trung Cộng trong trận Điện Biên Phủ, nội dung của cuốn hồi kí đã phủ nhận hoàn toàn ‘tài năng’ của Giáp và khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là do công lao cố vấn, chỉ đạo chiến lược của các tướng lĩnh Trung Cộng. Tuy nhiên, trong suốt 11 năm trước khi chết, Giáp không hề lên tiếng bình luận, phản đối, cải chính hay đồng ý với quan điểm của cuốn hồi kí đó, cho dù có cả bản dịch tiếng Việt.
Như vậy, chỉ qua hai trường hợp của Hồ và Giáp, chúng ta có thể khẳng định rằng với thể chế chính trị độc tài cộng sản hiện nay, tất cả bọn lãnh đạo chóp bu cộng sản Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi vòng vây cương tỏa, trói giữ của Bắc Kinh.
Mặc dù hiện nay bọn chóp bu của đảng Hồ-Tàu cũng mở rộng quan hệ với nhiều chính quyền phương Tây như Hoa Kì, Anh, Liên Âu. Các quan hệ song phương và đa phương với các nước phương Tây cũng đã được phát triển và duy trì trong nhiều lĩnh vực kể cả chính trị, an ninh và tình báo, quân sự. Tuy nhiên, các mối quan hệ này hoàn toàn không có nền tảng tin cậy. Bởi cương lĩnh và chính sách thực tế của đảng Hồ-Tàu vẫn coi Trung Cộng là đồng minh chiến lược và toàn diện. Hơn nữa, thực tế hiện nay đã cho thấy rõ sự xâm nhập, thao túng giới chóp bu trong đảng Hồ-Tàu đã đạt tới mức độ rất sâu và rộng, bỏ xa mọi quan hệ của đảng Hồ-Tàu với các quốc gia phương Tây. Do đó, dù đã có quan hệ, thậm chí “Trọng lú” đã được một số nguyên thủ phương Tây mời sang thăm như một nguyên thủ quốc gia, nhưng không một chính quyền phương Tây nào có chính sách hỗ trợ, bảo vệ an ninh cho bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu dù tất cả tình báo phương Tây đều biết rõ các thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh đối với những kẻ cầm quyền tại Việt Nam.
Đó chính là sự dại dột có tính bi kịch, bi thảm của giới lãnh đạo chóp bu đảng Hồ-Tàu một khi chúng còn cố giữ lấy thể chế độc tài, độc đảng cộng sản núp bóng Trung Cộng.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn

No comments:

Post a Comment