Cố vấn an ninh Mỹ khẳng định Biển Đông không phải là một tỉnh của Trung cộng
Thứ sáu 12/10, trong một chương trình phát thanh, ông John Bolton, cố vấn an ninh của Hoa Kỳ, vừa công khai lên tiếng đả kích Trung cộng. Cùng lập trường chống Trung cộng với tổng thống và phó tổng thống Mỹ, ông khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ có chính sách cứng rắn hơn với quốc gia này. Về vấn đề Biển Đông, ông Bolton cho rằng các hành vi gần đây của Trung cộng tại Biển Đông là nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải tại đây. Vì thế, Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh phải điều chỉnh lại cách hành xử trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, quan hệ quốc tế, cho đến quân sự, chính trị, và Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ quyền tự do đi lại tại đây, và sẽ không bao giờ để cho Biển Đông trở thành một tỉnh của Trung cộng. Ông nhấn mạnh Trung cộng phải hiểu là họ không thể tạo ra « một việc đã rồi » ở Biển Đông.
Thứ sáu 12/10, trong một chương trình phát thanh, ông John Bolton, cố vấn an ninh của Hoa Kỳ, vừa công khai lên tiếng đả kích Trung cộng. Cùng lập trường chống Trung cộng với tổng thống và phó tổng thống Mỹ, ông khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ có chính sách cứng rắn hơn với quốc gia này. Về vấn đề Biển Đông, ông Bolton cho rằng các hành vi gần đây của Trung cộng tại Biển Đông là nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải tại đây. Vì thế, Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh phải điều chỉnh lại cách hành xử trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, quan hệ quốc tế, cho đến quân sự, chính trị, và Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ quyền tự do đi lại tại đây, và sẽ không bao giờ để cho Biển Đông trở thành một tỉnh của Trung cộng. Ông nhấn mạnh Trung cộng phải hiểu là họ không thể tạo ra « một việc đã rồi » ở Biển Đông.
Lũ lụt và lở đất ở Indonesia làm ít nhất 21 người chết, phá hủy nhà cửa
Hôm qua, thứ bảy 13/10, những cơn mưa lớn tạo lũ lụt và lở đất ở phía bắc Sumatra thuộc Indonesia đã khiến ít nhất 21 người tử vong, trong đó có 11 học sinh và 15 người mất tích. Ngoài ra hơn 500 căn nhà ở các tỉnh Bắc và Tây Sumatra đã bị ngập hoặc bị hư hại, một số căn bị lũ cuốn trôi, và lũ cũng phá hủy ba cây cầu treo. Việc di tản cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành. Tại Bắc Sumatra, 11 trẻ em nói trên học trong một trường làng Hồi giáo đã tử vong khi tường của lớp học đổ sập vì nước của một con sông gần đó dâng tràn bờ.
Hôm qua, thứ bảy 13/10, những cơn mưa lớn tạo lũ lụt và lở đất ở phía bắc Sumatra thuộc Indonesia đã khiến ít nhất 21 người tử vong, trong đó có 11 học sinh và 15 người mất tích. Ngoài ra hơn 500 căn nhà ở các tỉnh Bắc và Tây Sumatra đã bị ngập hoặc bị hư hại, một số căn bị lũ cuốn trôi, và lũ cũng phá hủy ba cây cầu treo. Việc di tản cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành. Tại Bắc Sumatra, 11 trẻ em nói trên học trong một trường làng Hồi giáo đã tử vong khi tường của lớp học đổ sập vì nước của một con sông gần đó dâng tràn bờ.
Trung Quốc thừa nhận có các trại tù giam người Duy Ngô Nhĩ
Trước đây, trước sự tố cáo của Tổng thống Hoa Kỳ và những tổ chức nhân quyền quốc tế, Trung cộng đã nhiều lần phủ nhận sự hiện hữu của những trại tù giam giữ những người Tân Cương theo Hồi giáo. Nhưng thứ ba 09/10 vừa qua, không thể dấu diếm được những trại tù này nữa, Bắc Kinh đã ban hành một điều luật mới chính thức thừa nhận sự tồn tại của các trại tù trên mà họ gọi là trại cải huấn ở Tân Cương. Họ tuyên bố các trung tâm cải huấn trên là nhằm loại trừ tư tưởng tôn giáo cực đoan. Năm 2017, Trung Quốc đã thêm một bộ luật coi việc phụ nữ mang khăn choàng Hồi giáo và nam giới để râu là không bình thường và đều là những dấu hiệu bị cực đoan hóa.
Giáo hội Chính Thống Ukraine chia tay với Giáo Hội Chính Thống Nga sau 332 năm
Thứ bảy 11/10, Đại Giáo chủ Bartholomew, Tổng giám mục Constantinople -Tân La Mã và cũng là người đứng đầu Giáo hội Chính thống toàn cầu, đã chính thức huỷ bỏ một văn kiện đã ký kết từ năm 1686. Văn bản này quy định Giáo chủ tại Moscow của Nga có quyền bổ nhiệm và kiểm soát các chức vụ của Giáo hội ở Kiev của Ukraine. Như vậy, từ nay trở đi, Giáo hội Chính thống Nga không còn quyền lực trên Giáo hội Ukraine như 332 năm trước đây, và Giáo hội Chính thống Ukraine được hoàn toàn độc lập với Giáo hội Chính thống Nga. Quyết định mới này cho phép phục hồi một loạt chức vụ trong Giáo hội Ukraine, gồm cả Thượng phụ Filaret, 89 tuổi, là người đã bị Moscow rút phép thông công vì lý do chính trị. Tuy nhiên, sự việc này đã tạo nên một tranh chấp chính trị giữa Ukraine và Nga, và gây choáng váng cho chính quyền Vladimir Putin và cả người dân Nga.
Một nhà báo của tờ Washington Post bị mất tích trong tòa lãnh sự của Ảrập Saudi
Sau khi có tin Nhà báo Khashoggi, một người chỉ trích chính phủ Ả-rập Saudi được nhiều người biết tiếng, và là một thường trú nhân ở Mỹ chuyên viết bài bình luận cho báo The Washington Post, đã biến mất vào ngày 2/10 sau khi đi vào lãnh sự quán Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Vị hôn thê của ông và các quan chức Thổ Nhĩ Kì, khi đó đang đợi bên ngoài, nói ông không bao giờ quay trở ra.
Hôm qua, thứ bảy 13/10, trong một cuộc phỏng vấn của đài CBS, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ có “hình phạt nghiêm khắc” đối với Ả-rập Saudi nếu bằng chứng cho thấy nhà báo người Saudi Jamal Khashoggi đúng là đã bị giết tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul. Ông Trump nói vụ việc của ông Khashoggi rất hệ trọng, bởi vì ông là một nhà báo.
Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kì nói với Reuters rằng: thẩm định sơ bộ của cảnh sát là ông Khashoggi đã bị giết chết bên trong lãnh sự quán. Những đoạn ghi âm được ghi lại trên đồng hồ Apple của ông cho thấy ông đã bị thẩm vấn, bị tra tấn và giết chết. Ông đã bật chức năng ghi âm trên chiếc đồng hồ Apple ông đeo trên tay, và nó được kết nối đồng bộ với điện thoại iPhone của ông mà hôn thê của ông giữ bên ngoài lãnh sự quán.
Hồng Kông cấm một cựu đại biểu đòi độc lập ra tranh cử
Thứ sáu 12/10, cơ quan phụ trách bầu cử Nghị Viện Hồng Kông đã ra quyết định cấm bà cựu đại biểu Lưu Tiểu Lệ ra tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung dự kiến sẽ diễn ra ngày 25/11 sắp tới, với lý do bà này có quan điểm đòi quyền tự quyết cho Hồng Kông. Người phụ trách bầu cử Hồng Kông cho rằng việc ủng hộ quyền tự quyết cho Hồng Kông đồng nghĩa với việc hoàn toàn bác bỏ quyền lực của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Sau khi đơn ứng cử của bà bị bác bỏ, bà Lưu Tiểu Lệ đã tham gia cuộc biểu tình phản đối quyết định trên.
Bà Lưu Tiểu Lệ đắc cử nghị sĩ vào mùa thu năm 2016, nhưng ngay sau đó đã bị phế truất do đã có thái độ bị chính quyền xem là không phù hợp trong lễ tuyên thệ nhậm chức. Vì khi đọc lời tuyên thệ, bà đã đọc tách rời từng vần khiến văn bản trở nên vô nghĩa. Cùng bị truất quyền đại biểu với bà Lưu vào thời điểm đó có 4 nghị sĩ khác là La Quán Thông, Diêu Tùng Viêm, Lương Quốc Hùng và Du Huệ Trinh.
No comments:
Post a Comment