Kính thưa quý thính giả, đã đến lúc toàn dân Việt theo tiếng
gọi của lương tâm, đứng lên giải thể tập đoàn bán nước CSVN. Mời quý
thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Cao Quyền với tựa đề:
“Cách mạng không lãnh tụ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương
trình phát thanh tối nay.
Wael là một kỹ sư điện toán người Ai Cập làm việc cho công ty Google.
Năm 2011 anh trở về Ai Cập để tham gia xuống đường với quần chúng.
Lúc đó, những cuộc biểu tình lớn đang nổ ra ở Cairo, Alexandria và một
số thành phố khác của Ai Cập. Cuộc cách mạng không lãnh tụ kéo dài 18
ngày, tính từ 2/1/2011, và khép lại khi Hosni Mubarak từ chức.
Chỉ sau vài ngày tham dự biểu tình, Wael Ghonim đã bị công an bắt cóc
để thẩm vấn. Gia đình anh cho biết là anh đã mất tích từ 17/1/2011.
Ngày 6/2/2011 Amnesty International lên tiếng đòi chính quyền Ai Cập
phải tha Wael Ghonim và ngày 7/2/2011, Wael Ghonim được thả. Anh nhanh
chóng trở thành nhân vật biểu tượng của cuộc cách mạng Ai Cập.
Hơn 300,000 người tham gia Facebook ký tên chỉ định anh là Speaker of
the Egyptian Revolution. Hơn một triệu người xác nhận chính anh đã
khơi dậy bầu nhiệt huyết của họ. Mặc dầu vậy, lúc nào Wael Ghonim cũng
nhả nhặn nói rằng: “Đây là cuộc cách mạng của tuổi trẻ internet”.
Wael Ghonim không phải là một lãnh tụ. Anh chỉ là một người trẻ
trong số những người trẻ đã dấn thân vào dòng sống để giúp phá bỏ những
chướng ngại ngăn chặn con người đi tới. Anh đã hiện thân lãnh đạo, một
người lãnh đạo chân chính ở nơi đang có thử thách.
Wael Ghonim đã dẫn dắt tuổi trẻ Ai Cập làm cách mạng không lãnh tụ. Thành công của cuộc cách mạng này không chỉ giải phóng người dân Ai cập khỏi ách thống trị của kẻ độc tài mà còn giải phóng tâm thức con người khỏi sự giam hãm của những thành kiến chính trị lạc hậu lỗi thời.
Wael Ghonim đã dẫn dắt tuổi trẻ Ai Cập làm cách mạng không lãnh tụ. Thành công của cuộc cách mạng này không chỉ giải phóng người dân Ai cập khỏi ách thống trị của kẻ độc tài mà còn giải phóng tâm thức con người khỏi sự giam hãm của những thành kiến chính trị lạc hậu lỗi thời.
Trát lệnh lịch sử nói trên đang được ban phát khắp nới. Lúc này,
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất nước. Người trẻ Việt Nam còn đợi
gì mà không hành động?
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam hiện nay cũng sẽ diễn ra như thế, nghĩa là không có lãnh tụ.
Nhân dân phải đứng dậy xuống đường biểu tình đòi những quyền của
mình, chống lại tà quyền đang cai trị và chống lại Tầu Cộng đang thực
hiện dã tâm xâm lược. Đó là những hành động yêu nước rất rõ ràng và có
chủ đích. Đó không phải là những hành động vô cớ hay mù quáng.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vào lúc này tuy chưa có lãnh tụ, song
chính cuộc đấu tranh ấy sẽ tự sản sinh ra lãnh tụ, những lãnh tụ ưu tú
ngoài sự ước tính của nhân dân. Những con người đó là sự kết tinh toàn
bộ những phẩm giá tinh thần của cuộc đấu tranh, là những con người dấn
thân dũng cảm sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc và dân tộc.
Các bạn thanh niên trẻ sẽ thấy rõ điều này và hãy tham gia đông đảo
vào công cuộc đấu tranh chống bạo quyền và giữ nước. Tương lai đất nước
nằm trong tay các bạn. Các bạn hãy tỏ ra là những thành phần tích cực
nhất và tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh giữ nước hôm nay.
Cuộc đấu tranh này sẽ khó khăn và sẽ phải trải qua nhiều giai đọan
thăng trầm. Không một lãnh tụ, dù tài giỏi đến đâu, có thể nắm vững được
mọi diễn biến của thời cuộc và một mình tiên liệu được hết mọi việc.
Thực tế mà nói các bạn cần chia ra từng “toán làm việc”. Toán này
gồm những cá nhân hiểu biết, cùng nhau nghiên cứu và đặt kế hoạch hành
động. Lãnh tụ đích thực sẽ xuất hiện từ trong lòng cuộc đấu tranh gian
khổ đó.
Từ đó đến nay, nếu chúng ta duyệt lại những vấn đề cần thiết CSVN đã làm thì chúng ta thấy CSVN đã:
.Giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng
.Giao Tây Nguyên cho Trung Cộng
.Cắt thêm đất biên giới cho Trung Cộng
.Nhường thêm biển cho Trung Cộng
.Cho dân Tầu ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
.Không dám đụng ̣đến dân Trung Cộng đang sống ở Việt Nam
.Cấm người Việt không được tưởng niệm các tử sĩ chết trong cuộc chiến 1979
.In sách giáo khoa tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN
.Truyền hình của nhà nước VN phải dùng cờ TC có thêm một ngôi sao nhỏ….
.Giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng
.Giao Tây Nguyên cho Trung Cộng
.Cắt thêm đất biên giới cho Trung Cộng
.Nhường thêm biển cho Trung Cộng
.Cho dân Tầu ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
.Không dám đụng ̣đến dân Trung Cộng đang sống ở Việt Nam
.Cấm người Việt không được tưởng niệm các tử sĩ chết trong cuộc chiến 1979
.In sách giáo khoa tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN
.Truyền hình của nhà nước VN phải dùng cờ TC có thêm một ngôi sao nhỏ….
Lẽ ra bọn tay sai Tầu Cộng Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng đã phải
ra mặt công khai công bố Hiệp Ước Thành Đô năm 1990 từ lâu, nhưng rất
may là trong nội bộ đảng CSVN còn có một bộ phận âm thầm chống lại việc
sát nhập Việt Nam vào TC.
Những thành phần chống đối này gồm: Các tầng lớp sĩ phu chống Tầu, các cựu thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cay cú vì việc Hà Nội phản bội không cho họ thi hành Hiệp Định Paris năm 1973 để phá vỡ cuộc tổng tuyển cử và dẹp luôn hàng ngũ của họ.
Những thành phần chống đối này gồm: Các tầng lớp sĩ phu chống Tầu, các cựu thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cay cú vì việc Hà Nội phản bội không cho họ thi hành Hiệp Định Paris năm 1973 để phá vỡ cuộc tổng tuyển cử và dẹp luôn hàng ngũ của họ.
Vì lý do bị “kỳ đà cản mũi” nên bọn tay sai Tầu áp dụng chiến thuật
“tầm ăn dâu”, cho phép dân Tầu tràn vào Việt Nam qua các diễn biến như
sau :
– Cho phép Tầu trúng thầu làm xa lộ Bắc Nam xuyên qua dãy Trường Sơn theo đường mòn Hồ Chí Minh.
– Phân định lại lằn ranh phía Bắc làm VN mất nhiều đất và biển, đặc biệt là Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc.
– Cho Tầu khai thác quặng bauxit Tây Nguyên, nhượng đất biên giới cho Tầu trồng rừng và cho Tầu trúng thầu xây cất nhiều công trình từ Bắc vô Nam.
– Cho phép Tầu di dân ồ ạt vào VN để thực hiện âm mưu đồng hóa.
– Đem giàn khoan dầu vào vùng biển của VN như đến ao nhà.
– Cho phép Tầu trúng thầu làm xa lộ Bắc Nam xuyên qua dãy Trường Sơn theo đường mòn Hồ Chí Minh.
– Phân định lại lằn ranh phía Bắc làm VN mất nhiều đất và biển, đặc biệt là Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc.
– Cho Tầu khai thác quặng bauxit Tây Nguyên, nhượng đất biên giới cho Tầu trồng rừng và cho Tầu trúng thầu xây cất nhiều công trình từ Bắc vô Nam.
– Cho phép Tầu di dân ồ ạt vào VN để thực hiện âm mưu đồng hóa.
– Đem giàn khoan dầu vào vùng biển của VN như đến ao nhà.
Trước những cảnh tượng chướng tai gai mắt đó nhiều làn sóng phản đối
dữ dội đã nổi lên. Các cuộc xuống đường đã làm thay đổi cục diện tại
Đông Nam Á. Bọn bành trướng Bắc Kinh bi một vố bất ngờ.
Dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tiếng hô “Sát thát”. Toàn dân
sẽ dũng cảm đứng lên làm “cách mạng không lãnh tụ” để giữ lấy chủ
quyền. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam vẹn toàn lãnh
thổ, vẹn toàn lãnh hải, không cộng sản, tự do, dân chủ, phú cường để
vinh danh sự nghiệp của cha ông và hội nhập thế giới văn minh./.
Nguyễn Cao Quyền
No comments:
Post a Comment