Nhà Văn Nguyên Ngọc Từ Bỏ Đảng Cộng Sản
Hôm qua, thứ sáu 26/10, nhà văn Nguyên Ngọc đã chính thức tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, sau 62 năm tham gia, nghĩa là từ 1956. Trong tuyên bố, ông cho biết ông đã định ra khỏi đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay vì Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo, nên ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.
Theo ông thì Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc trong việc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc. Kỷ luật ông Chu Hảo là thực hiện chính sách ngu dân, đánh vào những người trí thức yêu nước. Ngoài ra, từ nhiều năm qua, ông nhận ra Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, đã biến chất thành một tổ chức “chuyên quyền”, “phản dân hại nước”, và ông không thể tiếp tục làm thành viên một tổ chức như vậy.
Hôm qua, thứ sáu 26/10, nhà văn Nguyên Ngọc đã chính thức tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, sau 62 năm tham gia, nghĩa là từ 1956. Trong tuyên bố, ông cho biết ông đã định ra khỏi đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay vì Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo, nên ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.
Theo ông thì Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc trong việc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc. Kỷ luật ông Chu Hảo là thực hiện chính sách ngu dân, đánh vào những người trí thức yêu nước. Ngoài ra, từ nhiều năm qua, ông nhận ra Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, đã biến chất thành một tổ chức “chuyên quyền”, “phản dân hại nước”, và ông không thể tiếp tục làm thành viên một tổ chức như vậy.
Quốc Hội CSVN Bàn Về Dự Án Cho Rằng Thân Thế, Sức Khỏe Lãnh Đạo CSVN Là ‘Bí Mật Nhà Nước’
Chiều thứ năm 25/10, Quốc hội Việt Nam tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã đưa thân thế, tình trạng sức khỏe của lãnh đạo Đảng và nhà nước vào diện bí mật nhà nước. Điều này khiến nhiều đại biểu tỏ ý quan ngại có vấn đề về thân thế lẽ ra những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân biết mà học tập, đồng thời tránh được sự xuyên tạc của các đối tượng xấu.
Một số ý kiến trên Mạng xã hội cho rằng thân thế lãnh đạo mà là bí mật nhà nước thì người dân làm sao biết để mà bầu cử. Không cho dân biết thì các lãnh đạo hóa ra cứ tự biên, tự diễn, và tự vỗ tay, chẳng có thể thống gì hết.
Chiều thứ năm 25/10, Quốc hội Việt Nam tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã đưa thân thế, tình trạng sức khỏe của lãnh đạo Đảng và nhà nước vào diện bí mật nhà nước. Điều này khiến nhiều đại biểu tỏ ý quan ngại có vấn đề về thân thế lẽ ra những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân biết mà học tập, đồng thời tránh được sự xuyên tạc của các đối tượng xấu.
Một số ý kiến trên Mạng xã hội cho rằng thân thế lãnh đạo mà là bí mật nhà nước thì người dân làm sao biết để mà bầu cử. Không cho dân biết thì các lãnh đạo hóa ra cứ tự biên, tự diễn, và tự vỗ tay, chẳng có thể thống gì hết.
Lại Có Đề Xuất Thu Phí Ô Nhiễm Môi Trường Trên Các Phương Tiện Giao Thông
Thứ ba 23/10, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành Hồ, cho giới báo chí biết, đề án triển khai kiểm soát khí thải trên các loại xe gắn máy tại Thành Hồ, có thể sẽ được thực hiện vào năm 2019 nếu được Ủy ban nhân dân chấp thuận. Như vậy, ngoài phí môi trường trong xăng, nay lại thêm một đề xuất thu phí ô nhiễm môi trường trên các phương tiện giao thông.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, thu phí môi trường đối với các xe gắn máy hai bánh là đánh thuế vào người nghèo. Trong khi xe hơi mới là loại xe xả khói nhiều nhất. Nhiều người đặt vấn đề là người dân cứ thấy nhà nước tăng phí nhưng chẳng thấy những cái phí đó được dùng vào việc gì, có đúng mục đích không. Vì thế, Nhà nước cần phải minh bạch vấn đề này.
Thứ ba 23/10, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành Hồ, cho giới báo chí biết, đề án triển khai kiểm soát khí thải trên các loại xe gắn máy tại Thành Hồ, có thể sẽ được thực hiện vào năm 2019 nếu được Ủy ban nhân dân chấp thuận. Như vậy, ngoài phí môi trường trong xăng, nay lại thêm một đề xuất thu phí ô nhiễm môi trường trên các phương tiện giao thông.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, thu phí môi trường đối với các xe gắn máy hai bánh là đánh thuế vào người nghèo. Trong khi xe hơi mới là loại xe xả khói nhiều nhất. Nhiều người đặt vấn đề là người dân cứ thấy nhà nước tăng phí nhưng chẳng thấy những cái phí đó được dùng vào việc gì, có đúng mục đích không. Vì thế, Nhà nước cần phải minh bạch vấn đề này.
CSVN Phản Đối Đài Loan Tập Trận Bắn Đạn Thật Trên Biển Đông
Thứ năm 25/10, Bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối việc Đài Loan sắp tập trận bắn đạn thật trong ba ngày từ ngày 21/11 tới ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Theo tờ South China Morning Post, Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại địa điểm trên là để khẳng định chủ quyền của Đài Loan trên quần đảo Trường Sa.
Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao CS Việt Nam nói: “Mọi hoạt động của các nước tại quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam đều xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.”
Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Đòi Hỏi Nhân Quyền Phải Được Tôn Trọng
Thứ năm 15/10 tại Brussels, thủ đô nước Bỉ, Bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy Thương mại của Liên minh châu Âu, và ông Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam, đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU và đã thống nhất toàn bộ nội dung Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định trên, bà Kirton-Darling, dân biểu Nghị viện châu Âu thuộc Đảng Lao động Anh Quốc, đã phát biểu bằng bài viết “Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam”. Với tư cách thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội châu Âu, bà đòi hỏi nhân quyền phải được tôn trọng và phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trước cả thương mại và chính trị. Đòi hỏi của bà sẽ có ảnh hưởng lớn trong việc Quốc hội Âu Châu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Việt Nam, đã cố sức tô son điểm phấn những khía cạnh thương mại và địa chính trị, đồng thời gây cảm tưởng là việc ký kết đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng sự phê chuẩn cuối cùng của Quốc hội châu Âu còn tùy thuộc sự xét đoán của 751 dân biểu.
Thủ Tướng Nhật Tuyên Bố Quan Hệ Nhật-Trung Là Bước Ngoặt Lịch Sử
Hôm qua, 26/10, ngày thứ hai trong chuyến công du Trung Quốc, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được Trung Quốc đón tiếp rất trọng thể. Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật công du Trung Quốc từ bảy năm nay. Ông Abe đã đánh giá chuyến thăm Trung Quốc này là một «bước ngoặt lịch sử» trong quan hệ Nhật-Trung, đồng thời cũng hy vọng sự hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường trong nhiều lãnh vực, chẳng hạn như lãnh vực y tế, tài chính …
Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng nghiêm trọng, thì Nhật Bản và Trung Quốc đã ký hàng loạt thỏa thuận kinh tế, trong đó thỏa thuận trao đổi ngoại tệ có giá trị khoảng 30 tỉ đô la. Các thỏa thuận này cho thấy hai nước muốn củng cố niềm tin lẫn nhau. Các nhà sản xuất xe hơi của Nhật cũng muốn quan hệ Nhật – Trung được bình thường hóa để có thể cạnh tranh với các đối thủ châu Âu và Mỹ trên thị trường khổng lồ tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ Chính Thức Mời Tổng Thống Nga Đến Thủ Đô Washington
Hôm qua, 26/10, ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã chính thức mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Washington DC. Trước đây, trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga ở thủ đô Helsinki của Phần Lan vào ngày 16/7 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã mời ông Putin đến thăm Washington vào mùa thu năm nay. Nhưng việc này đã bị trì hoãn vì lời mời này đã gây ra phản đối kịch liệt của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa ở Washington. Còn hiện nay, không biết ông Putin có chấp nhận lời mời của ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, để để tới Washington hay không. Vào năm 2015, ông Putin đã gặp Tổng thống Barack Obama tại Mỹ bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Theo ông Trump, việc thiết lập mối quan hệ làm việc vững chắc với ông Putin là lợi ích của Hoa Kỳ. Ông Trump và ông Putin đã có kế hoạch tổ chức một cuộc họp song phương tại Paris vào ngày 11/11 bên lề sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Theo lời ông Bolton, cuộc gặp ở Paris sẽ ngắn gọn.
Hôm qua, 26/10, ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã chính thức mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Washington DC. Trước đây, trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga ở thủ đô Helsinki của Phần Lan vào ngày 16/7 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã mời ông Putin đến thăm Washington vào mùa thu năm nay. Nhưng việc này đã bị trì hoãn vì lời mời này đã gây ra phản đối kịch liệt của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa ở Washington. Còn hiện nay, không biết ông Putin có chấp nhận lời mời của ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, để để tới Washington hay không. Vào năm 2015, ông Putin đã gặp Tổng thống Barack Obama tại Mỹ bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Theo ông Trump, việc thiết lập mối quan hệ làm việc vững chắc với ông Putin là lợi ích của Hoa Kỳ. Ông Trump và ông Putin đã có kế hoạch tổ chức một cuộc họp song phương tại Paris vào ngày 11/11 bên lề sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Theo lời ông Bolton, cuộc gặp ở Paris sẽ ngắn gọn.
No comments:
Post a Comment