Thưa quý thính giả, Các lãnh tụ CSVN đều là những tội đồ của
dân tộc và Đỗ Mười, với sự tàn ác vượt bực, là một trong những tội đồ
đáng cho lịch sử nguyền rủa nhất. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần
Bình Luận của Châu Minh Dũng với tựa đề: “Đỗ Mười, kẻ hủy hoại miền Nam”
sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm
nay.
Rạng sáng ngày 2/10/2018, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin: Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời.
Theo một bài viết trước đó trên RFA, Đỗ Mười đã bị bệnh phổi và thận
giày vò trong 6 tháng. Không chỉ mang bệnh, ở tuổi 101, Đỗ Mười đã kịp
chứng kiến một loạt sự kiện bất lợi cho chế độ của ông ta trong 2 thập
niên gần đây. Đó là đoạn kết dành cho kẻ đã gây tội với hàng chục vạn
gia đình miền Nam, rồi góp phần đẩy đất nước vào vòng trói buộc của
Trung Quốc.
Hiếm có lãnh đạo cộng sản nào gây được quá nhiều tội ác như Đỗ Mười,
dung lượng một bài viết không thể thống kê hết. Tuy nhiên, 2 tội lớn
nhất vẫn là: Chiến dịch “đánh tư sản” đã hủy hoại kinh tế miền Nam, đẩy
hàng triệu người vào vùng “kinh tế mới” và Hội nghị Thành Đô, sự kiện đã
khởi động quá trình đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc Trung Quốc từ năm
1990 đến nay.
Sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm hồi Tháng Tư Đen với máu và nước
mắt, Đỗ Mười và các lãnh đạo cộng sản phát động các chiến dịch trừng
phạt và cướp bóc, với mục tiêu là những đồng bào mà họ vừa tuyên bố
“giải phóng”. Đầu tiên là chiến dịch X-1, nhắm vào các sĩ quan quân đội,
cảnh sát và tình báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, khởi sự từ năm
1975, đến tận năm 1990 vẫn có người phải “học tập cải tạo”, mà thực chất
là bị giam cầm và tra tấn.
Các chiến dịch X-2 và X-3 được phát động song song từ năm 1978, nhằm
cướp bóc một cách có hệ thống trên hầu hết các tỉnh thành phía Nam. Đối
tượng của chiến dịch X-2 là tất cả những thành phần kinh tế tư nhân,
từng được thừa nhận trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những người dân
chỉ quen lo làm kinh tế, thậm chí từng nuôi, giấu và hỗ trợ lính Bắc
Việt, bỗng dưng mang tội “phá hoại nền kinh tế mới”. Sản nghiệp của họ
bị hủy hoại chỉ trong một đêm.
Riêng chiến dịch X-3 tập trung vào khu vực Sài Gòn và tạo ra vết sẹo
đến giờ vẫn chưa lành trên thành phố từng là “hòn ngọc Viễn Đông”. Chiều
21/3/1978, Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng và Chỉ thị 100 – CP để
triển khai kế hoạch “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Lúc
ấy, Đỗ Mười đã nói: “Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi,
nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy
hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai
tác quái phá chúng ta”.
Bên cạnh việc cướp bóc, khoảng 60 vạn dân sau khi bị tịch thu tài
sản, còn bị đầy đến các “vùng kinh tế mới”, nói thẳng ra là những khu
đất khỉ ho cò gáy, thiếu thốn đến cả những công trình dân sinh cơ bản.
Bản thân chương trình “kinh tế mới” cũng chẳng đem lại lợi ích gì, vì
đến năm 1990 thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn phải bám chân Trung Quốc
nhằm tránh nguy cơ sụp đổ kinh tế. Các chiến dịch X-1, X-2, X-3 đã
khiến hàng triệu người miền Nam mất sạch tài sản và bị ly tán. Đỗ Mười
đã chứng minh rằng một tay hoạn lợn làm lãnh đạo thì vẫn tư duy như hoạn
lợn, chỉ có thể phá chứ không thể xây.
Về bản chất, chiến dịch X-2, X-3 không khác gì “Đêm Thủy tinh”
(Kristallnacht) do phát xít Đức phát động vào ngày 9 và 10/11/1938. Lúc
ấy, các lãnh đạo Đức Quốc xã huy động lực lượng SA tấn công nhà cửa, các
công trình tôn giáo và khoảng 7000 cơ sở kinh doanh của người Do Thái.
Khoảng 3 vạn người Do Thái bị bắt giữ, bị cướp sạch tài sản và trở thành
tù nhân trong các trại tập trung của phát xít Đức.
Ở đây, ta thấy những người cộng sản tàn ác không thua phát xít và
gian xảo hơn cả phát xít. Họ không công khai hành động cướp bóc mà gọi
đấy là “cải tạo công thương nghiệp”, gọi những nhà tù của họ là “vùng
kinh tế mới”, rồi khéo léo tiến hành trong một thời gian dài. Nhờ sự
gian xảo, lãnh đạo cộng sản vẫn kéo dài được hơi tàn của chế độ đến ngày
nay, trong khi nước Đức Quốc xã chỉ tồn tại được hơn 7 năm sau “Đêm
Thủy tinh”.
Có lẽ vì đã gây ra quá nhiều oan nghiệt, Đỗ Mười và những đồng sự
không dám để chế độ cộng sản Việt Nam kết thúc như vậy. Lối thoát duy
nhất của họ là sự viện trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Hội nghị Thành Đô được
tổ chức đầu tháng 9/1990 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã mở ra giai
đoạn Bắc thuộc mới trong lịch sử dân tộc. Từ đó đến nay, từng phần lãnh
thổ, lãnh hải Việt Nam dần dần rời vào tay Trung Quốc, thông qua các
hành động xâm chiếm công khai ở thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hay Biển
Đông, hoặc quá trình xây dựng ngấm ngầm những khu vực gần như “nội bất
xuất, ngoại bất nhập”, như nhà máy thép Formosa (vỏ Đài Loan, ruột Trung
Quốc) ở cảng Vũng Áng.
Trên danh nghĩa, Đỗ Mười là một cựu lãnh đạo cấp cao của nhà nước
Việt Nam hiện tại, nhưng điều lạ là hầu hết các “thành tựu” trong sự
nghiệp của ông ta lại phục vụ cho Trung Quốc nhiều hơn là Việt Nam. Các
chiến dịch X-1, X-2, X-3 đã làm Sài Gòn và các tỉnh miền Nam nghèo đi
một cách có hệ thống, góp phần dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị, suy
yếu kinh tế và xã hội bất an vào đầu năm 1990. Đỗ Mười và các đồng chí
của ông ta đã làm nghèo đất nước và khi đất nước sa sút thì càng dễ rơi
vào vòng thao túng của Trung Quốc.
Đỗ Mười đã chết nhưng tội của ông ta chưa kết thúc. Nền kinh tế Sài Gòn sau những năm tháng bị hủy hoại, giờ vẫn chưa thể khôi phục danh hiệu “hòn ngọc Viễn Đông”. Các chiến dịch “học tập cải tạo” và “đánh tư sản” đã khiến hàng triệu người Việt phải tị nạn, có người bỏ xác ngoài khơi, nhiều người giờ vẫn chưa thể quay về quê hương. Nhiều gia đình tướng tá, quan chức cộng sản giờ vẫn sống yên ổn trong những khu đất, khu nhà họ cướp được từ người miền Nam./.
Đỗ Mười đã chết nhưng tội của ông ta chưa kết thúc. Nền kinh tế Sài Gòn sau những năm tháng bị hủy hoại, giờ vẫn chưa thể khôi phục danh hiệu “hòn ngọc Viễn Đông”. Các chiến dịch “học tập cải tạo” và “đánh tư sản” đã khiến hàng triệu người Việt phải tị nạn, có người bỏ xác ngoài khơi, nhiều người giờ vẫn chưa thể quay về quê hương. Nhiều gia đình tướng tá, quan chức cộng sản giờ vẫn sống yên ổn trong những khu đất, khu nhà họ cướp được từ người miền Nam./.
Châu Minh Dũng
No comments:
Post a Comment