Friday, June 15, 2012

Tin Tức Thứ Sáu ngày 15.06.2012


Doanh nghiệp Trung Quốc "chiếm lĩnh" truyền hình cáp Quy Nhơn

Theo tin tức trong nuớc cho hay thì Trung Tâm Truyền hình cáp Quy Nhơn trực thuộc Tổng công ty sản xuất – đầu tư và dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (Pisico).

Nhưng từ năm 2005 thì trung tâm này đã hợp tác với Công ty Nhuận Bang của Trung Cộng, trong đó công ty Nhuận Bang có 70% vốn và đảm trách tòan bộ về kỹ thuật và trang thiết bị. Theo giấy phép thi Trung tâm truyền hình cáp Quy Nhơn chỉ được phép sử dụng một kênh tự biên tập và không được sản xuất chương trình. Ngay sau khi ký kết hợp tác, Nhuận Bang đã cho nhập nhiều thiết bị truyền hình, có cả máy quay phim để sản xuất chương trình. Từ ngày 1-4, Trung tâm THC Quy Nhơn được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên THC Quy Nhơn. Tuy nhiên, Nhuận Bang đã bán lại phần vốn của mình tại Trung tâm THC Quy Nhơn cho một tư nhân Trung Quốc khác đang có doanh nghiệp hoạt động tại Bình Định. Một lãnh đạo của Hội đồng Thành viên Pisico cho hay: Trên danh nghĩa, Pisico vẫn hợp tác với Nhuận Bang, còn việc Nhuận Bang đã bán phần vốn của mình cho ai thì chưa rõ.
Cũng liên quan đến vấn đề này, đài Đáp Lời Sông Núi kính mời quý thính giả đón nghe bài viết của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu mang tựa đề "Ước được làm người Tàu trên Đất Việt" trong chương trình hôm.

Nhiều người Trung Quốc làm ăn trái phép tại Việt Nam

Ông Hoàng Đình Yên, cục phó cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản cho biết người nước ngoài không được trực tiếp mua nông, thủy sản tại Việt Nam, nhưng hiện nay nhiều người Trung Quốc đã thu mua, đánh bắt, nuôi trồng ở khắp nơi. Cơ quan hữu trách Việt Nam chỉ cấp phép cho tàu Việt Điện Bạch 8366 của Trung Quốc được vào vùng biển của Việt Nam để vận chuyển thủy sản mua được. Tuy nhiên kể từ năm 2007, tàu Việt Điện Bạch 8366 đã chở 643 tấn cá tại Vũng Rô, tỉnh Phú Yên xuất cảng ra nước ngoài mà không phải trả thuế. Thương gia Trung Quốc còn đến Việt Nam qua đường du lịch và nhờ người Việt đứng tên để thu mua trái phép. Ở đâu họ cũng dùng "chiêu" mua giá cao các sản phẩm Việt Nam như gạo, ớt, tiêu, dừa, cà phê, hạt điều... rồi sau đó ép giá khiến người dân điêu đứng đến phá sản. Hiện nay chưa có thương gia Trung Quốc nào được bộ Công Thương cấp giấy phép mua bán theo diện này.

Đình công để phản đối người quản lý Đài Loan sàm sỡ

Sáng thứ tư 13 tháng 6, khoảng 500 công nhân công ty may Everest tại Bình Chánh, Sài Gòn đã đình công để phản đối một người quản lý Đài Loan về những hành vi thô
bạo đối với công nhân như tát tai, đánh đập, chửi bới. Ngoài ra, công nhân cũng cáo buộc người quản lý này thường xuyên có hành vi sàm sỡ với nữ công nhân trong giờ làm việc. Các công nhân yêu cầu giám đốc công ty phải đuổi ông này thì họ mới trở lại làm. Được biết, ban giám đốc công ty may Everest hứa sẽ họp vào thứ năm và sẽ ra thông báo chính thức đến công nhân về việc xử lý vị quản lý Đài Loan.

Lãnh tụ dân chủ Miến Aung San Suu Kyi cảnh báo giới đầu tư ngoại quốc

Tại tổ chức Lao Động Quốc Tế ở Geneva, lãnh tụ Suu Kyi kêu gọi các nước cấm công ty hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Miến Điện về dầu khí cho đến khi hệ thống hành chánh Miến Điện được cải thiện. Dân biểu Suu Kyi nêu thí dụ hiện nay doanh nghiệp dầu khí Miến hợp tác với công ty nước ngoài trên lãnh vực năng lượng nhưng hợp đồng thiếu minh bạch và không nêu rõ trách nhiệm. Bà ta cho rằng chính phủ Miến cần áp dụng tiêu chuẩn được quốc tế công nhận giống như nguyên tắc điều hành ngân quỹ của IMF. Trong cuộc họp báo sau đó, dân biểu Suu Kyi giải thích thêm rằng rất khó đánh giá hiệu quả hợp tác khai thác dầu khí giữa Miến Điện và Trung Quốc khi không thể biết rõ các điều khoản trong hợp đồng đặt đường ống dẫn dầu qua Trung Quốc. Lãnh tụ Suu Kyi muốn thấy một chính sách năng lượng thật tốt tại Miến Điện thay vì dầu Miến Điện tiếp tục bị hút qua Trung Quốc mà người dân lại không có việc làm.

Philippines sẽ đưa vụ tranh chấp chủ quyền tại bãi đá Scarborough ra tòa án quốc tế.

Manila sẽ thực hiện kế hoạch đưa việc tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng trên bãi cạn Scarborough ra trước tòa án quốc tế về luật biển. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario vào thứ Tư vừa qua đã cho biết như sau và ông nhấn mạnh cần phải có sự can thiệp của quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền tại đây với Trung Cộng. Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết thêm, đây là một sự lựa chọn được nhiều đối tác quốc tế khuyến khích nhằm giải quyết các tranh chấp, phù hợp với các quy định được ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Cuối tháng Tư vừa qua, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Philipines đưa hồ sơ Scarborough ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển, có trụ sở tại Hamburg, Đức.

No comments:

Post a Comment