Wednesday, June 6, 2012

NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUỐC GIA


Thứ Hai 04.06.2012     
Lời dẫn: Có câu nói: "Một dân tộc xứng đáng với chính quyền của họ". Ý nôm na rằng, một dân tộc kém cỏi thì sẽ có người kém cỏi cai trị. Một dân tộc có chiều cao thật sự phải có một chính quyền xứng đáng. Lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt thông minh và bất khuất. Chính vì thế, tư cách kém cỏi của giới lãnh đạo CSVN hiện thời là một quốc nhục do CSTQ áp đặt. Toàn dân sẽ vùng lên trong một ngày gần đây và đạp đổ độc tài. Mời quý thính giả nghe bài phân tích của Đà Giang với tựa đề: "Nhân cách của Người Lãnh đạo Quốc gia" qua giọng đọc của Vân Khanh.
Nhân loại đánh giá nhân cách người lãnh đạo đất nước qua đạo đức bản thân, chân tài thực học, sự liêm chính, và quá trình tranh đấu của nhân vật lãnh đạo.
Nhân loại cũng đánh giá chiều cao thật sự và danh dự của một dân tộc qua nhân cách của các nhân vật lãnh đạo đất nước.

Những nhân vật cận đại được nhân dân các nước sở tại và nhân loại kính trọng bao gồm cựu Tổng thống Nelson Mandela của Cộng Hòa Nam Phi, và dân biểu đối lập Aung San Suu Kyi của Miến Điện.
Nelson Mandela đã bị chính quyền da trắng của cựu Tổng thống De Clerk kỳ thị, cho vào tù ra khám suốt nhiều thập niên. Sau khi trở thành nhà lãnh đạo của Đảng Nghị Hội Quốc Gia Phi Châu (African National Congress), ông Mandela đã lật đổ chính quyền độc tài da trắng và lên làm tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Nelson Mandela chủ trương hòa giải và đại đoàn kết dân tộc, là người chủ xướng Ủy ban Chân lý và Hoà giải (Truth and Reconciliation Commission) thay vì một thứ "toà án nhân dân" theo kiểu CS, để trả thù chủng tộc. Kết quả là Nam Phi đã chuyển mình thành một trong những nền dân chủ chân chính. Nền kinh tế của Nam Phi có sự cộng tác của người da trắng thiểu số với tay nghề cao, đã tiếp tục phát triển tốt đẹp. Ông Mandela là người không tham quyền cố vị. Ông chỉ làm tổng thống trong1 nhiệm kỳ là 5 năm, cho đến năm 1999.
Thế giới ngưỡng mộ ông Mandela đến nỗi mỗi khi ông đi công du nước nào, thì không những các kiều bào Nam Phi mà ngay cả những người dân bản địa, cũng kéo nhau tới thăm viếng và hoan nghênh, đôi khi lên đến hàng trăm ngàn người.
Nhân loại một phần nào đã đánh giá cao nhân dân Nam Phi qua tư cách cao quý của ông Mandela.
Trong khi giới lãnh đạo CSVN sau ngày 30/4/1975 đã chứng tỏ nhân phẩm quá kém cỏi trong việc đấu tranh giai cấp, tịch thu tài sản, lùa hằng triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo gian khổ. Hằng triệu người trên khắp lãnh thổ Việt Nam phải liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do.
Gần đây nhất, là trường hợp của nữ dân biểu đối lập Aung San Suu Kyi ở Miến Điện. Bà Suu Kyi đã bị giam cầm và quản chế tại gia suốt 15 năm trời dưới bàn tay sắt của chính quyền độc tài, quân phiệt. Mặc dù bà chỉ lãnh đạo một thiểu số dân biểu đối lập trong quốc hội, nhưng toàn dân Miến và thế giới tự do đều ngưỡng mộ nhân phẩm của người phụ nữ gầy yếu, đầy viễn kiến và nghị lực này.
Trong cuộc thăm viếng Thái Lan để tham dự Hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế giới Đông Á, vào ngày 2/6 vừa qua, bà Suu Kyi đã được 600 nhà lãnh đạo về chính trị và kinh tế cùng hàng ngàn dân chúng chào mừng nhiệt liệt. Bà Suu Kyi không phải là nguyên thủ của một quốc gia, nhưng lại được Thủ tướng và phó Thủ tướng Thái Lan tiếp kiến long trọng hơn cả nguyên thủ của một quốc gia bình thường. Ông Klaus Schwab là trưởng nhiệm Hội nghị, đã giới thiệu bà như là "một trong những nhân vật lớn nhất của thế kỷ".
Trong khi các lãnh tụ quân phiệt Miến và lãnh tụ CSVN đi tới đâu cũng bị kiều bào biểu tình phản đối, trốn chui trốn nhủi, thì bà Suu Kyi lại được hoan ngênh nhiệt liệt. Lý do đơn giản, vì nhân cách của nhà lãnh tụ này trong sáng nên đã đem lại vinh dự cho dân tộc Miến. Nhân phẩm thấp hèn của các lãnh tụ quân phiệt Miến và lãnh tụ CSVN, là một sự sỉ nhục cho dân tộc họ.
Dĩ nhiên, bà Suu Kyi được ứng cử vào quốc hội một phần nhờ tânTổng thống Miến, là tướng Thein Sein vừa nhậm chức vào tháng 3 năm 2011. Vị tướng này có viễn kiến nhìn thấy sự tàn phá của độc tài trên đất nước ông suốt 5 thập niên, cũng như hiểm họa và dã tâm của CSTQ từ phương Bắc. Ông Thein Sein đã thuyết phục được giới quân nhân, qua đảng Đoàn Kết và Phát Triển (Union Solidarity and Development Party) do quân đội dựng lên.
Cuộc bầu cử bổ túc quốc hội Miến vào ngày 1 tháng 4 vừa qua, đưa đến kết quả phe Liên Minh cho Dân Chủ (League for Democracy) của bà Suu Kyi đã thắng 43 trong 45 ghế. Cuộc bầu cử này trên nguyên tắc đã biến từ một quốc hội độc tài thành một định chế đa đảng.
Khi so sánh 4 nhân vật lãnh đạo CSVN là Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng, với ông Mandela và bà Suu Kyi, chúng ta phải ngậm ngùi xấu hổ cho dân tộc Việt Nam. Nói về đạo đức bản thân và sự liêm chính, thì các lãnh tụ CSVN tham nhũng tận răng. Nói về chân tài thực học thì họ chẳng có bao nhiêu, mỗi tuyên bố đều là sáo ngữ và rặc mùi tuyên truyền. Về quá trình tranh đấu cho dân tộc, thì họ chỉ cúc cung tận tụy làm tay sai cho CSTQ để bảo vệ quyền lực và quyền lợi cá nhân. Nhân phẩm lãnh đạo như vậy làm sao không nhục quốc thể cho được!
Nếu câu chuyện thần thoại Tây Du Ký có thật, thì toàn dân Việt đã thỉnh cầu Phật Tổ Như Lai và Ngọc Hoàng Thượng Đế, lập tức phái Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không và Nhị LangThần Dương Tiễn, mang thiết bản Như Ý và Tam Tiêm Lưỡng Nhận Thương, xuống trần gian gõ đầu tứ nhân bang là Hùng, Dũng, Sang và Trọng để điều chỉnh nhân cách của họ. Riêng ông Nguyễn Phú Trọng, thì đặc biệt phải thỉnh cầu Tôn Ngộ Không vận 10 thành công lực, gõ thêm nhiều cú như trời giáng vào đầu ông này cho bớt lú lẫn.
Đà Giang
2/6/2012

No comments:

Post a Comment