Tuesday, October 2, 2018

Tiến trình “đi vào cõi chết” của Trần Đại Quang và viễn ảnh “Nhất thể hoá Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước”

Bình Luận

Thưa quý thính giả, cái chết của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang cũng như sự vắng bóng của Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh Thế Huynh đều phát xuất từ những đấu tranh chính trị mờ ám trong nội bộ đảng CSVN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Vũ Đông Hà với tựa đề: “Tiến trình “đi vào cõi chết” của Trần Đại Quang và viễn ảnh “Nhất thể hoá Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước” của Nguyễn Phú Trọng” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.


Khái niệm “Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch” được chính thức khởi sự đặt nền móng vào ngày 04/03/2017 tại Hội nghị Trực tuyến Toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng do Ban Tổ chức trung ương chủ trì. Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh là người đặt viên gạch đầu tiên cho chuyện “nhất thể hoá”. Viên gạch này được cẩn thận cho ra lò ở mức độ “Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh.”

Chưa đầy 4 tháng sau khi đưa ra cục gạch “nhất thể hóa”, cuối tháng 7, 2017, thông tin Đinh Thế Huynh đi Nhật trị bệnh được tung ra. Vài ngày sau, đầu tháng 8-2017, trước thời điểm của Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị chính thức phân công Trần Quốc Vượng – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương – tham gia Thường trực Ban bí thư trong thời gian Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh điều trị bệnh.
Đinh Thế Huynh xem như bị đá văng ra khỏi ghế Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và loại ra khỏi thành phần quyền lực chóp bu.
“Đồng hành” với Đinh Thế Huynh, cũng vào thời điểm tháng 7 năm 2017, sau chuyến đi thăm và tặng quà thương binh tại trạm điều dưỡng Kim Bảng Ba Sao vào ngày 26/07/2017, Trần Đại Quang đột nhiên “mất tích”.
Nguyễn Phú Trọng được bầu vào nhiệm kỳ II, chức vụ Tổng Bí thư, tại Đại hội Đảng XII vào đầu năm 2016, mặc dù đã quá tuổi quy định. Trường hợp “đặc biệt ngoại lệ” này được “thông qua” với dự kiến Nguyễn Phú Trọng sẽ rút lui vào giữa nhiệm kỳ và sẽ được đưa lên bàn mổ trong Hội nghị lần thứ 5, khóa XII Ban chấp hành Trung ương Đảng khai mạc vào 5/5/2017.
Do đó, 2 tháng trước ngày khai mạc Hội nghị TƯ 5, chiêu thức “Nhất thể hoá Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước” được Đinh Thế Huynh đứng mũi chịu sào tung ra. Người muốn trở thành Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư là Trần Đại Quang. Nếu không đạt được “nhất thể hoá” với Trần Đại Quang thì người được xem có xác suất cao ngồi vào ghế TBT vào lúc đó để thay thế Nguyễn Phú Trọng là thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh.
Chỉ một tháng sau khi ra đòn “nhất thể hoá”, Đinh Thế Huynh “vắng mặt” tại Hội nghị Trung ương 5 và 3 tháng sau Trần Đại Quang mất tích 1 tháng. Cả 2 con bài TBT sáng chói nhanh chóng trở thành “bệnh nhân” với căn bệnh hiểm nghèo: Virus lạ.
Nếu nằm trong tay một người như Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, hoặc Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chỉ là chức vụ bù nhìn, làm kiểng và không có quyền lực. Cùng lúc, chức vụ Tổng Bí thư đứng đầu đảng nắm nhiều quyền lực nội bộ nhưng không có vị trí nguyên thủ quốc gia trên chính trường quốc tế.
Nguyễn Phú Trọng dư biết người dân cả nước gọi mình là Lú, và trong nhiệm kỳ I, tổng bí thư Lú đã bị phe cánh Nguyễn Tấn Dũng coi không ra gì và phải bật khóc khi nhục nhã không kỷ luật được đồng chí X. Ông ta là một người tự ti, mặc cảm. Nhưng cũng từ nỗi thấp hèn đó, lại phát sinh ra tính tự cao, tự đại như “mình có sao người ta mới mời mình chứ”.
Trong nỗi vừa tự ti vừa tự đại, Tập Cận Bình – người đỡ đầu và hỗ trợ cho Nguyễn Phú Trọng lật ngược ván cờ và hạ gục Nguyễn Tấn Dũng – đã trở thành biểu tượng cho khát vọng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng. Tập Cận Bình đã đạt được tham vọng và giấc mơ “nhất thể hoá” – kiêm nhiệm cả 2 chức vụ Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước, trở thành một tân hoàng đế của Tàu cộng với “Tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào hiến pháp.
Giấc mơ Tập Cận Bình của Nguyễn Phú Trọng đang được từng bước xây dựng. Hai ụ chắn cản đường, một đã bị san bằng vào lúc 10 giờ 5 phút ngày 21/09/2018, một đã bị cày mòn và cũng đang chờ ngày được làm quốc táng.
Trần Đại Quang là một tay gian hùng có nhiều bản lãnh. Từ năm 2004, khi mới chỉ là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Trần Đại Quang đã nhìn trước đến nhu cầu khai giảm tuổi để không bị quá hạn tuổi và có thể tiếp tục có thêm một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị. Chỉ trong vòng 10 năm, sau khi chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình là Đinh Văn Hùng ký văn bản xác nhận năm sinh là 1956 thay vì 1950, Trần Đại Quang đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Công an vào năm 2011. Trong vòng 5 năm, Trần Đại Quang đã xây dựng cho mình một bộ phận Còn Đảng Còn Mình – Thanh gươm Lá Chắn của đảng hùng hậu nhất trong lịch sử công an, nắm quyền lực và thao túng mọi lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị, biến Việt Nam thành một nước công an trị.
Do đó, khác với Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc, chịu trận chờ chết và trở thành diễn viên bất đắc dĩ trong vở tuồng “tau có chi mô”, Trần Đại Quang đã luôn luôn cố gắng vùng dậy. Sau một tháng liệt giường, tên cựu trùm côn an đã tái xuất hiện. Mỗi ngày một gần thần chết với con… virus lạ, Trần Đại Quang vẫn có mặt trên nhiều tầng cây số. Sau biến cố hàng trăm ngàn người khắp nước vùng lên chống chủ trương lớn Đặc Khu của Nguyễn Phú Trọng, con bệnh Trần Đại Quang tuyên bố cần có luật biểu tình và bị bịt miệng. Trước ngày chết một ngày, lá thư chúc tết Trung thu vẫn được tung ra.
Toàn bộ tiến trình diễn ra trong bối cảnh phải đối phó với virus lạ, Nguyễn Phú Trọng đã chui vào Đảng ủy Công an Trung ương, nắm đầu được Bộ Công an và mở lò đốt củi hàng loạt tướng tá tổng cục – đàn em của mình. Trần Đại Quang đã thua và đã chết như Nguyễn Bá Thanh. Không phải vì thiếu bản lãnh, gian hùng nhưng phải thua vì con virus lạ xâm nhập vào nội tạng sau ngày 04/3/2017 – ngày ra đời của nước cờ “nhất thể hóa” và cũng là ngày sinh tử lệnh được ban và sinh tử phù được các đồng chí lạ phát./.
Vũ Đông Hà

No comments:

Post a Comment