Tham nhũng, tham quyền và thiếu trí năng trong việc quản trị đất nước là những nét đặc thù của nhà cầm quyền CSVN, đưa đến ngân khố nợ nần chồng chất, dân chúng lầm than, sưu cao thuế nặng. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Việt Nam cứ ra nghị quyết là nợ xấu biến mất” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc Hội Việt Nam phải
nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”:
Bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng.
“Cục máu đông” chỉ 600 ngàn tỷ đồng?
Song một số chuyên gia phản biện lại cho rằng 600,000 tỷ vẫn chưa phải là con số cuối cùng, bởi các ngân hàng thương mại cổ phần khi báo cáo nợ xấu của họ thường có khuynh hướng “thống kê không đầy đủ” để giữ “thành tích”.
Ngay cả việc chấp nhận con số 600,000 tỷ đồng nợ xấu hiện thời theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước, người ta cũng nhìn thấy ngay một nan đề hoàn toàn bế tắc: Trong đó có 207,876 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC (công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng) nhưng chưa được xử lý. Nói trắng ra, sau hơn ba năm kể từ lúc thành lập VAMC, nợ xấu đã chạy đủ một đường vòng “đúng quy trình”: Từ ngân hàng đến VAMC, rồi lại từ VAMC trở về ngân hàng. Giữa những khoảng trống vận động ấy, vẫn chưa có gì được lấp bù. Nghĩa là nợ xấu vẫn nguyên vẹn cùng lãi mẹ đẻ lãi con.
Cho tới tận giờ đây, hậu quả chôn vốn vẫn còn quá lớn. Các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mới chỉ kịp thoái khoảng 50% vốn bị “ngâm”, trong khi hệ thống ngân hàng vẫn chưa biết làm sao để thu hồi được nợ vay từ các con nợ “tiềm năng” của mình…
Gần đây, một số tờ báo nhà nước tỏ ra hoan hỉ khi tuyên giáo rằng Quốc Hội sắp ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu, và do đó nợ xấu sẽ được giải quyết sớm. Tuy nhiên theo giới chuyên gia phản biện độc lập, nợ xấu hiện thời là vô phương cứu chữa vì các kênh tiêu thụ nợ xấu hầu hết cũng bế tắc. Trong khi thị trường ngoài nước vẫn chưa phát ra bất kỳ tín hiệu nào sẽ “xếp hàng mua lại nợ xấu của Việt Nam” như lối quảng cáo của giới quan chức mắc chứng “hoang tưởng” của Ngân Hàng Nhà Nước, và thực tế đến nay là đã không có bất kỳ phản hồi nào của các “đối tác nước ngoài” cho 500 bộ hồ sơ mà Ngân Hàng Nhà Nước phát đi để kêu gọi mua nợ xấu Việt Nam, thị trường trong nước cũng không hề khả quan hơn với lý do “chưa có khung pháp lý để mua nợ xấu.”
Nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng đã nói thẳng rằng khúc mắc lớn nhất không nằm ở hành lang pháp lý, mà chính bởi nhiều doanh nghiệp và ngân hàng không tìm thấy đầu ra nếu họ rước “của nợ” vào mình.
Mầm mống khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bởi thế ngày càng lộ diện.
Một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Quốc Hội nước này bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
“Cục máu đông” chỉ 600 ngàn tỷ đồng?
Song một số chuyên gia phản biện lại cho rằng 600,000 tỷ vẫn chưa phải là con số cuối cùng, bởi các ngân hàng thương mại cổ phần khi báo cáo nợ xấu của họ thường có khuynh hướng “thống kê không đầy đủ” để giữ “thành tích”.
Ngay cả việc chấp nhận con số 600,000 tỷ đồng nợ xấu hiện thời theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước, người ta cũng nhìn thấy ngay một nan đề hoàn toàn bế tắc: Trong đó có 207,876 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC (công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng) nhưng chưa được xử lý. Nói trắng ra, sau hơn ba năm kể từ lúc thành lập VAMC, nợ xấu đã chạy đủ một đường vòng “đúng quy trình”: Từ ngân hàng đến VAMC, rồi lại từ VAMC trở về ngân hàng. Giữa những khoảng trống vận động ấy, vẫn chưa có gì được lấp bù. Nghĩa là nợ xấu vẫn nguyên vẹn cùng lãi mẹ đẻ lãi con.
Cho tới tận giờ đây, hậu quả chôn vốn vẫn còn quá lớn. Các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mới chỉ kịp thoái khoảng 50% vốn bị “ngâm”, trong khi hệ thống ngân hàng vẫn chưa biết làm sao để thu hồi được nợ vay từ các con nợ “tiềm năng” của mình…
Gần đây, một số tờ báo nhà nước tỏ ra hoan hỉ khi tuyên giáo rằng Quốc Hội sắp ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu, và do đó nợ xấu sẽ được giải quyết sớm. Tuy nhiên theo giới chuyên gia phản biện độc lập, nợ xấu hiện thời là vô phương cứu chữa vì các kênh tiêu thụ nợ xấu hầu hết cũng bế tắc. Trong khi thị trường ngoài nước vẫn chưa phát ra bất kỳ tín hiệu nào sẽ “xếp hàng mua lại nợ xấu của Việt Nam” như lối quảng cáo của giới quan chức mắc chứng “hoang tưởng” của Ngân Hàng Nhà Nước, và thực tế đến nay là đã không có bất kỳ phản hồi nào của các “đối tác nước ngoài” cho 500 bộ hồ sơ mà Ngân Hàng Nhà Nước phát đi để kêu gọi mua nợ xấu Việt Nam, thị trường trong nước cũng không hề khả quan hơn với lý do “chưa có khung pháp lý để mua nợ xấu.”
Nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng đã nói thẳng rằng khúc mắc lớn nhất không nằm ở hành lang pháp lý, mà chính bởi nhiều doanh nghiệp và ngân hàng không tìm thấy đầu ra nếu họ rước “của nợ” vào mình.
Mầm mống khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bởi thế ngày càng lộ diện.
Một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Quốc Hội nước này bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tương lai hầu như không cần bàn cãi là nếu không sớm xử lý được khối
nợ xấu ngân hàng, e rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một số ngân hàng loại
nhỏ phải “đội nón ra đi” và không loại trừ làn sóng này sẽ gây ra hiệu
ứng domino đến một số ngân hàng hạng trung và cả ngân hàng loại lớn của
nhà nước.
Vào cuối năm 2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ngân Hàng Nhà Nước bắt đầu phát ra tín hiệu “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” với một số ngân hàng thương mại mang trên mình gánh nợ xấu khổng lồ sẽ là trọng tâm phải “xử lý” trong năm 2017.
Đến Tháng Ba, 2017, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải ban hành một thông tư “cấm đảo nợ” đối với các ngân hàng thương mại và con nợ của họ. Động tác này cho thấy đã đến lúc Ngân Hàng Nhà Nước và đương nhiên cả chính phủ của thủ tướng mới là ông Nguyễn Xuân Phúc phải tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong nợ xấu để lại từ thời thủ tướng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cùng lúc phản ánh tâm thế của Thủ Tướng Phúc rất không muốn ông ta phải trở thành kẻ “đổ vỏ” cho những người “ăn ốc” trước đây.
Tác giả của quyết định cho đảo nợ vào năm 2012 là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị quá nhiều tai tiếng về những khuất tất trong chiến dịch “thâu tóm ngân hàng,” liên quan các nhóm lợi ích về vàng và ngoại tệ…, nhưng lại bất ngờ “nhảy lên” Bộ Chính Trị tại đại hội 12 trong khi “chủ cũ” của ông Bình là Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn bị loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương.
Còn bây giờ là thời của ông Lê Minh Hưng – thống đốc mới của Ngân Hàng Nhà Nước. Có vẻ cũng tương tự tâm trạng của thủ tướng Phúc, ông Hưng không muốn trở thành kẻ phải “đổ vỏ,” nhất là phải lãnh cái đống nợ xấu đang trở thành quốc nạn mà có thể làm sụp đổ một phần nền kinh tế quốc gia và cả chân đứng chế độ còn hiện hành.
Nhưng muốn thoát cảnh “đổ vỏ” lại không hề đơn giản. Có lẽ quá bí, Thủ Tướng Phúc và Ngân Hàng Nhà Nước đang muốn “kéo” Quốc Hội của Nữ Chủ Tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cùng liên đới trách nhiệm, trên danh nghĩa “cả hệ thống chính trị vào cuộc xử lý nợ xấu”.
Trong thực tế, rất khó tin vào năng lực xử lý nợ xấu của Quốc Hội. Bởi có một sự thật khôi hài nhưng đáng tủi hổ là ngay cả với bản nghị quyết xử lý nợ xấu, Quốc Hội – cơ quan mang trên mình chức năng soạn thảo các văn bản pháp luật – còn không tự sáng tác được mà phải để các cơ quan của chính phủ dự thảo theo cách “cơm dâng tận miệng…”./.
Vào cuối năm 2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ngân Hàng Nhà Nước bắt đầu phát ra tín hiệu “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” với một số ngân hàng thương mại mang trên mình gánh nợ xấu khổng lồ sẽ là trọng tâm phải “xử lý” trong năm 2017.
Đến Tháng Ba, 2017, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải ban hành một thông tư “cấm đảo nợ” đối với các ngân hàng thương mại và con nợ của họ. Động tác này cho thấy đã đến lúc Ngân Hàng Nhà Nước và đương nhiên cả chính phủ của thủ tướng mới là ông Nguyễn Xuân Phúc phải tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong nợ xấu để lại từ thời thủ tướng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cùng lúc phản ánh tâm thế của Thủ Tướng Phúc rất không muốn ông ta phải trở thành kẻ “đổ vỏ” cho những người “ăn ốc” trước đây.
Tác giả của quyết định cho đảo nợ vào năm 2012 là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị quá nhiều tai tiếng về những khuất tất trong chiến dịch “thâu tóm ngân hàng,” liên quan các nhóm lợi ích về vàng và ngoại tệ…, nhưng lại bất ngờ “nhảy lên” Bộ Chính Trị tại đại hội 12 trong khi “chủ cũ” của ông Bình là Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn bị loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương.
Còn bây giờ là thời của ông Lê Minh Hưng – thống đốc mới của Ngân Hàng Nhà Nước. Có vẻ cũng tương tự tâm trạng của thủ tướng Phúc, ông Hưng không muốn trở thành kẻ phải “đổ vỏ,” nhất là phải lãnh cái đống nợ xấu đang trở thành quốc nạn mà có thể làm sụp đổ một phần nền kinh tế quốc gia và cả chân đứng chế độ còn hiện hành.
Nhưng muốn thoát cảnh “đổ vỏ” lại không hề đơn giản. Có lẽ quá bí, Thủ Tướng Phúc và Ngân Hàng Nhà Nước đang muốn “kéo” Quốc Hội của Nữ Chủ Tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cùng liên đới trách nhiệm, trên danh nghĩa “cả hệ thống chính trị vào cuộc xử lý nợ xấu”.
Trong thực tế, rất khó tin vào năng lực xử lý nợ xấu của Quốc Hội. Bởi có một sự thật khôi hài nhưng đáng tủi hổ là ngay cả với bản nghị quyết xử lý nợ xấu, Quốc Hội – cơ quan mang trên mình chức năng soạn thảo các văn bản pháp luật – còn không tự sáng tác được mà phải để các cơ quan của chính phủ dự thảo theo cách “cơm dâng tận miệng…”./.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment