Ai cũng biết các chế độ độc tài kéo dài sẽ trở thành “xơ cứng”, kéo theo
cả xã hội vào cảnh trì trệ. Những nước Nga thời Brezhnev, Tây Ban Nha
thời Franco, Phi Luật Tân thời Marcos là điển hình. Nhưng ngay chế độ
dân chủ cũng có thể trở thành xơ cứng, khi người dân thờ ơ hoặc bất lực,
phó mặc việc nước cho các chính trị gia chuyên nghiệp thay phiên nhau
nắm quyền hành.
Khi đó, cần những cuộc đổi đời làm mới chế độ và xã hội. Các chế độ dân chủ lâu đời nhất thế giới ở những nước Mỹ, Anh, Pháp, trong năm qua đã sống qua hiện tượng như thế. Các đảng chính trị lâu đời với các chính trị gia chuyên nghiệp không đoán biết được người dân bỏ phiếu ra sao. Những nhóm cử tri trước đây bị bỏ rơi, hay vẫn thờ ơ với chính trị, bỗng hăng hái đi bỏ phiếu để dự phần quyết định số phận quốc gia. Tại Anh và Pháp, lớp người trẻ và có trình độ đại học đang làm chất men gây biển chuyển trong nền chính trị.
Khi đó, cần những cuộc đổi đời làm mới chế độ và xã hội. Các chế độ dân chủ lâu đời nhất thế giới ở những nước Mỹ, Anh, Pháp, trong năm qua đã sống qua hiện tượng như thế. Các đảng chính trị lâu đời với các chính trị gia chuyên nghiệp không đoán biết được người dân bỏ phiếu ra sao. Những nhóm cử tri trước đây bị bỏ rơi, hay vẫn thờ ơ với chính trị, bỗng hăng hái đi bỏ phiếu để dự phần quyết định số phận quốc gia. Tại Anh và Pháp, lớp người trẻ và có trình độ đại học đang làm chất men gây biển chuyển trong nền chính trị.
Năm ngoái, đảng Bảo Thủ tại nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý. Những
người lớn tuổi bất mãn và lo sợ trước cảnh di dân mới từ Ðông Âu và các
nước Hồi Giáo quá đông. Họ đi bỏ phiếu đông đảo, chiếm đa số quyết định,
rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Giới trẻ ở Anh Quốc không muốn rút, nhưng
lười đi bỏ phiếu; đột nhiên chịu thua trong cuộc đấu dân chủ. Năm nay,
Thủ Tướng Theresa May tổ chức bầu Quốc Hội sớm, tưởng rằng sẽ tăng số
ghế ở Quốc Hội để điều đình vụ “Brexit” với các nước Âu Châu khác trong
thế mạnh. Bà May tính sai, đảng Bảo Thủ chỉ còn 318 ghế, thay vì 330 ghế
trong Quốc Hội cũ. Ðảng Lao Ðộng đã đoạt thêm được 35 ghế mới, nhờ giới
trẻ và học vấn cao ủng hộ. Bà May đã không hiểu tâm lý của hàng triệu
cử tri thuộc lớp tuổi từ 18 đến 24. Ðám thanh niên đó lần này có 66% đi
bỏ phiếu, so với năm 2015 chỉ có 43% tham dự bầu cử. Hơn một phần ba đám
trẻ này đi bỏ phiếu lần đầu và 60% chống đảng Bảo Thủ cũng như không
muốn rút khỏi Châu Âu. Những người có học và trẻ đang thay đổi bộ mặt
chính trị của nước Anh.
Hiện tượng Emmanuel Macron ở Pháp cho thấy vai trò của những người
trẻ và có trình độ đại học quan trọng hơn nữa. Ông Macron và đảng chính
trị LREM (La République En Marche) mới ra đời của ông đã thắng lớn nhờ
được giới trẻ có học ủng hộ. Trong số những người thuộc đảng ông đắc cử
vào quốc hội lần này là những người trẻ tuổi mới bước chân vào chính trị
lần đầu.
Người Việt Nam chắc sẽ đặc biệt chú ý tới một đơn vị bầu cử Pháp với
hai phụ nữ gốc Việt Nam tranh cử. Cô Stéphanie Ðỗ, sinh năm 1979 tại Sài
Gòn, thuộc đảng LREM, đã thắng với hơn 38% số phiếu, đánh bại một ứng
cử viên thiên tả, ông Maxime Laisney thuộc đảng La France Insoumise
(15%). Và người đứng thứ ba là bà Céline Netthavongs, với gần 13% số
phiếu, tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Quỳnh Như, thuộc đảng Cộng Hòa,
UDI-LR. Ứng cử viên đảng Xã Hội, Juliette Méadel đứng hạng chót.
Hiên tượng Stéphanie Ðỗ thuộc một tập hợp chính trị mới đã thắng cử,
vượt trên hai đảng kỳ cựu Cộng Hòa và Xã hội, là tiêu biểu cho phong
trào những người trẻ và có học tham gia vào chính trị lần đầu, với hy
vọng sẽ thay đổi nước Pháp trì trệ suốt mấy chục năm nay, với nguyện
vọng họ sẽ “làm mới chính trị” (renouveler l’offre politique) như cô
Stéphanie nói.
Ngay tại nước Nga, giới trẻ cũng xuống đường đòi tự do dân chủ, vì
không chấp nhận cảnh trì trệ của tập đoàn do ông Vladimir Putin cầm đầu.
Tại nước Nga, một chế độ dân chủ non trẻ chưa đầy 27 năm mà trong 17 năm vừa chỉ có một người thao túng quyền bính, có thể gọi là dân chủ giả hiệu. Tuy dân Nga có đi bỏ phiếu định kỳ và bên cạnh ông tổng thống cũng có Quốc Hội, nhưng các quyền tự do không được bảo đảm. Nước Nga cũng đang rơi vào cảnh trì trệ không kém gì thời 1980.
Tại nước Nga, một chế độ dân chủ non trẻ chưa đầy 27 năm mà trong 17 năm vừa chỉ có một người thao túng quyền bính, có thể gọi là dân chủ giả hiệu. Tuy dân Nga có đi bỏ phiếu định kỳ và bên cạnh ông tổng thống cũng có Quốc Hội, nhưng các quyền tự do không được bảo đảm. Nước Nga cũng đang rơi vào cảnh trì trệ không kém gì thời 1980.
Ngày Thứ Hai, 12 Tháng 6 vừa qua, dân Nga đi biểu tình tại hơn 120
thành phố khắp nước, đòi tự do dân chủ thật sự. Hàng ngàn thanh niên
mang khẩu hiệu viết tay trên những tấm bìa cứng: “Chỉ có cách mạng mới
diệt được tham nhũng!” Cảnh sát đàn áp, bắt 700 người ở Moskva, 300
người ở St. Petersburg. Tại những thành phố vùng Siberia như
Novosibirsk, Omsk, mỗi nơi cũng có khoảng 4,000 người, phần lớn là giới
trẻ, những người này từ khi lớn lên họ chỉ biết một thứ chính quyền, là
chế độ Putin.
Thanh niên Nga đang xuống đường “làm mới” đời sống chính trị, đòi
tiến tới dân chủ tự do đích thực. Di sản của chế độ Cộng Sản còn đè nặng
trên dân tộc vĩ đại này; vì người dân còn chưa có thói quen sống tự do
và suy nghĩ độc lập; nên dễ bị mê hoặc với giấc mộng đế quốc thời Liên
Xô nay đã tan vỡ mà ông Putin đang muốn làm sống lại.
Những người trẻ tuổi và có học vấn tại Việt Nam đang dấn thân vào
công cuộc phục hưng đất nước! Họ biết rằng dân tộc khó ngóc đầu lên dưới
ách độc tài chuyên chế! Ðảng Cộng Sản tìm đủ cách ru ngủ người dân,
nhưng chỉ đánh lừa được những người mù chữ, khó lòng bịt mắt được thế hệ
thanh niên trẻ hơn Nguyễn Bắc Truyền, Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy
Thức, hay các cô Huỳnh Thục Vy, Ðoan Trang. Những biến cố mới như tại xã
Ðồng Tâm cho thấy chính trị Việt Nam đang biến chuyển, không thể nào
quay ngược dòng. Khi nào giới trẻ học thức bắt tay được với những dân
oan ở nông thôn, nước Việt Nam sẽ thay đổi!
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment