Sự kiện Đồng Tâm nổ lớn từ vụ quân đội và công an Hà Nội đi xe số đỏ lừa phỉnh cụ Lê Đình Kình và mấy người khác ra bên ngoài để xác định ranh giới đất đang tranh chấp, rồi dùng vũ lực bắt giam, trong đó cụ Kình có 82 tuổi đời, 55 tuổi đảng bị Trung tá công an Trần Thanh Tùng, Phó trưởng công an Huyện Mỹ Đức trực tiếp đá cụ mạnh đến nỗi bị “bay đi”, gãy xương đùi.
Vì quân đội và công an bất chấp luật pháp, bắt lãnh đạo một cách tùy
tiện nên người Đồng Tâm phải tự bảo vệ mình. Họ rào làng tổ chức phòng
thủ, là sự phòng thủ chính đáng. Rồi, thay vì tìm cách giải thích, lãnh
đạo Tp Hà Nội lại điều cả ngàn cảnh sát cơ động đến bao vây xã với mục
đích đàn áp như đã từng diễn ra khắp nơi, đưa đến bất ổn xã hội. Thế
nhưng, một lực lượng tinh nhuệ được trang bị đầy đủ vũ khí chuyên về đàn
áp chống bạo động 38 người, gồm cán bộ địa phương, bỗng dưng bị người
dân tay không tất sắt “bắt làm tù binh” mà không hề xảy ra xô xát! Việc
nầy chỉ có thể hiểu là chính lực lượng nầy tự buông vũ khí để tránh đổ
máu. Lý do nào họ đầu hàng thì chỉ có thể suy đoán vì chắc chắn không
một ai trong số họ dám nói ra sự thật. Nên, có thể hiểu là, chính nhóm
cảnh sát cơ động đó ý thức được việc chống tham nhũng và tự bảo vệ quyền
lợi của người Đồng Tâm là chính đáng, dùng vũ lực tấn công là sai trái.
Nếu tấn công người dân hiền lành, chất phát, vẫn tin vào đảng như thế
thì chẳng khác gì tấn công vào người thân của chính họ. Vì hầu hết trong
số họ cũng xuất thân từ thành phần như người Đồng Tâm.
Đây là điều chế độ lo sợ nhất nhưng tuyệt đối im lặng. Vì hé lộ đương
nhiên sẽ nhanh chóng lan ra cả nước. Câu khẩu hiệu “công an còn đảng
còn mình” coi như đã bị “tự diễn biến chứ còn là gì nữa” như lời của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nếu công an là “thanh kiếm và lá chắn” của đảng mà quay về với nhân dân thì chắc chắn chế độ phải sụp đổ.
Trở lại với Đồng Tâm, trước khi ông Chủ tịch Hà Nội trực tiếp vô đối
thoại và giải cứu 38 người chắc chắn ông phải được sự ủy nhiệm của Thành
ủy, cũng có thể là của Bộ Chính trị, vì Hà Nội là Thủ đô. Do đó khi
viết giấy cam kết có 3 điều (1) sẽ cho điều tra trường hợp Cụ Lê Đình
Kình bị gãy chân, (2) không truy cứu hình sự người Đồng Tâm và (3) điều
tra việc người Đồng Tâm khiếu kiện vì bị cướp đất, phải hiểu đó là quyết
định của cấp cao nhất trong đảng. Mà đảng lãnh đạo toàn diện như đã
viết trong Hiến Pháp. Là lãnh đạo cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp trên
thực tế! Vì thế theo phân tích của một số luật sư cho rằng chiếu theo
pháp luật thì bản cam kết viết tay của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung vô giá
trị là không chính xác. Vì chuyện áp dụng đúng theo luật chỉ có trong
thể chế Dân chủ với Tam quyền phân lập.
Trong bối cảnh hừng hực căm phẫn và nghi ngại lúc Chủ tịch Hà Nội vô
Đồng Tâm thì nội dung bản Cam kết viết như thế là hợp tình hợp lý.
Vì thế, sau khi bản cam kết được phổ biến ông Nguyễn Đức Chung đã
được một số trí thức ca ngợi là có tính cách “bước ngoặt” trong cách cai
trị của đảng, hoan hô đảng đã chịu đối thoại… đó là điều đảng rất mong
đợi để dư luận lắng xuống.
Bây giờ, khi đang tạm lắng thì công an Hà Nội lại khởi tố nội vụ. Vì
nếu không khởi tố để răn đe thì sẽ có vô số vụ Đồng Tâm khác xảy ra trên
cả nước. Đó là điều vô cùng nguy hiểm cho chế độ.
Vì, với Đồng Tâm chỉ là một xã mà người dân vẫn còn tin vào đảng
nhưng ở những nơi khác, đặc biệt là phía Nam, thì không mấy ai còn tin
vào đảng nữa nếu không muốn nói là căm thù. Vì thế từ lâu chế độ phải
dựa vào quân đội để tồn tại nên dù có bị lộng hành vẫn không dám đụng
đến. Nhan nhãn khắp cả nước, ở đâu có 2 chữ “quốc phòng” là ở đó coi như
bất khả xâm phạm. Điển hình bên cạnh phi trường Tân Sơn Nhứt đang quá
tải trầm trọng lại có một sân golf đẳng cấp… Không những thế, cả nước
vẫn đang phẫn nộ về thảm họa môi trường do Formosa gây ra nhưng nhà nước
đã đi đêm nhận tiền nên quyết tâm bảo vệ, bất chấp đời sống hàng triệu
người dân khốn khổ, bất chấp hàng chục ngàn người biểu tình phản đối…
Xã hội còn có vô số ngòi nổ khác nữa và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Vì thế, dù biết việc lật lọng trên giấy cam kết với người Đồng Tâm sẽ
bị công luận lên án gay gắt nhưng đảng vẫn phải làm. Thà hy sinh sinh
mạng chính trị của một “đồng chí” cấp Trung ương còn hơn là chịu nguy cơ
tiềm ẩn “thanh kiếm và lá chắn” quân đội và công an của chế độ noi
gương 38 cảnh sát cơ động phản tỉnh, buông súng, tự nguyện quay về với
nhân dân.
Kông Kông
No comments:
Post a Comment