Sunday, June 25, 2017

Đại học sĩ Trương Minh Giảng

DanhNhânNướcViệt

Trương Minh Giảng, tận tụy non sông
Củng cố nước nhà, mong mỏi trông!
Bảo hộ Cao Miên, phòng ngự vững
Soạn biên quốc sử, nhớ nhung lòng!
Đó là bốn câu thơ của Nguyễn Lộc Yên viết để vinh danh Đại học sĩ Trương Minh Giảng.

Trương Minh Giảng người làng Hạnh Thông, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Gò Vấp). Thân phụ của ông là Lễ bộ Thương thư Trương Minh Thành. Ông đỗ cử nhân năm 1819.
Năm 1829, thăng chức Tham Tri, vào Nam công cán ở Gia Định. Ông được đưa về kinh đô làm Tả Tham tri bộ Hộ và sau đó thăng chức Thượng thư bộ Hộ kiêm chức Khâm thiên giám.
Năm 1832, ông cùng với Phan Huy, Thượng thư bộ Lễ, biên soạn bộ Liệt Thánh Thực Lục. Cũng thời gian này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ Đại Nam thực lục chính biên.
Năm 1833, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng phong chức Tham tán Quân vụ, đem quân dẹp loạn Lê Văn Khôi, 2 năm sau ông chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định). Nhưng trước đó, Lê Văn Khôi đã cầu viện với Xiêm La (Thái Lan ngày nay) nên vua Xiêm sai quân thủy bộ chia làm 5 đạo đồng loạt tiến đánh Hà Tiên, Nam Vang, Cam Lộ, Cam Cát và Trấn Ninh. Vua Minh Mạng cấp tốc điều động các võ tướng đưa quân bảo vệ cả 5 mặt trận.
Trương Minh Giảng cùng Nguyễn Xuân đẩy lui được quân Xiêm, được vua ban thưởng phong tước Bình Thành Nam. Thừa thắng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân phối hợp cùng quân của Lê Đại Cang (đang chiến đấu ở mặt trận Nam Vang) tấn công quân Xiêm. Quân Xiêm thất trận phải bỏ thành Nam Vang, rút tàn quân chạy về nước. Nhờ chiến công hiễn hách này, Trương Minh Giảng được gia phong tước Bình Thành Bá. Sau đó được phong là Đông Các Đại Học Sĩ, lãnh chức Tổng đốc An Giang.
Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi: “Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua nghe tấu chương của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là Trấn Tây thành”.
Vua phong Trương Minh Giảng chức Bình Tây Tướng quân lo bảo hộ Cao Miên và phong Lê Đại Cang làm Trấn Tây Tham tán Đại thần cùng ông lo việc trấn thủ. Năm 1838, do công lao trấn giữ Trấn Tây thành, khi triều đình dựng bia ghi công võ tướng, tên ông được khắc hàng đầu trong Võ miếu ở kinh đô Huế.
Do tình hình Trấn Tây (gồm vài tỉnh Đông Nam của Cao Miên, phía dưới Biển Hồ: Phnom Penh, Kandal, Takeo, Prey Veng) không yên vì gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người bản xứ, và vào năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, Thiệu Trị lên nối ngôi, quyết định rút bỏ Trấn Tây thành (tức thủ đô Nam Vang ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây. Trương Minh Giảng được lệnh rút quân về trấn thủ An Giang.
Tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bị bệnh và qua đời tại An Giang. Thi hài ông được đưa về chôn cất tại Sài Gòn. Trước năm 1975, ở Sài Gòn có con đường mang tên Trương Minh Giảng. Ở Đà Nẵng hiện nay có con đường mang tên ông.
***
Đại học sĩ Trương Minh Giảng được đánh giá là người văn võ song toàn, công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Công lao lớn nhất của ông là dẹp loạn Lê Văn Khôi, đẩy lui quân Xiêm ra khỏi bờ cõi. Ông là một vị tướng có uy quyền cao nhất Đại Nam lúc đương thời. Tên tuổi của ông đã được khắc ghi vào võ miếu ở kinh đô Huế, ông luôn tận trung vì nước nên được người dân ghi nhớ và tôn thờ.
Tên ông đi vào sử Việt như là một trong những công thần đã mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Khi xưa Uy viễn Tướng quân Nguyễn Công Trứ mở mang bờ cõi ở miền Bắc, thì ông có công khai khẩn đất đai ở miền Nam.
Triều đại nhà Nguyễn tuy bị phê phán khá nặng nề vì bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng ít nhất vẫn có nhiều điểm sáng chói hơn là nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay đã đẩy đất nước vào sự lạc hậu, băng hoại về đạo đức và suy đồi về mọi lãnh vực. Tệ hơn thế nữa là giới quan lại cộng sản hôm nay đã và đang cấu kết với các gian thương Tàu Cộng để bóc lột giới nông dân và công nhân tàn bạo gấp trăm lần thời Pháp thuộc, đây là một bất hạnh lớn của dân tộc Việt.
Thê thảm hơn nữa là chẳng những đảng CSVN không mở mang thêm được một tấc đất nào cho đất nước mà còn ươn hèn lén lút dâng hiến hàng loạt đất đai và biển đảo cho Tàu Cộng.
Nếu các bậc tiền nhân ngày xưa cũng hèn nhát, chỉ biết biện hộ cho khát vọng chung sống hòa bình như giới lãnh đạo cộng sản hiện nay, thì có lẽ Việt Nam từ lâu đã biến thành một tỉnh thành của Tàu, tương tự như Quảng Đông và Quảng Tây thuộc giòng Bách Việt.
Chính vì thế, đất nước Việt rất cần có sự xuất hiện của nhiều người mang tinh thần bất khuất như Trương Minh Giảng để bảo vệ tổ quốc, chứ không thể trông chờ vào cái triều đình thối nát cộng sản ở Ba Đình đang đẩy dân tộc vào vòng Bắc thuộc lần thứ ba!
Với truyền thống chống ngoại xâm và ý chí sinh tồn của cả dân tộc, người dân Việt hiện không còn có sự lựa chọn nào khác hơn là cùng vùng lên, nhanh chóng lật đổ chế độ độc tài mới tránh được thảm họa mất nước.
Việt Thái

No comments:

Post a Comment