Thứ Hai, ngày 04.01.2016
Những chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân sẽ trường tồn. Mọi bạo quyền, kể cả bạo quyền CSVN sẽ sụp đổ trước sức mạnh của người dân. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Hy Sơn với tựa đề: "Chính quyền và bạo quyền."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Bạo là độc ác, dữ tợn không kể gì đến nhân nghĩa, đạo đức: bạo ngược, tàn bạo.
Mỗi quốc gia có một chính quyền để điều hành đất nước. Những chính quyền ấy được chia ra thành 2 loại: dân chủ và độc tài.
Chính quyền dân chủ được dựng lên bởi người dân qua các cuộc đầu
phiếu tự do, họ chọn một trong số những người ứng cử có tài, đức, có khả
năng, biết chăm lo nước, việc dân lên lãnh đạo đất nước.
Để thi hành những trách nhiệm ấy, ngoài quyền hành chánh, chính quyền
còn được giao phó cho sử dụng hai lực lượng có nhiều quyền lực là quân
đội và cảnh sát. Quân đội được đặt dưới quyền của Tổng thống hoặc Thủ
tướng với nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ đất nước chống xâm lược từ bên
ngoài, hoặc cấp cứu, trợ giúp dân chúng trong trường hợp gặp thiên tai
bão, lụt, hỏa hoạn... Lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và
tài sản của người dân, chống trộm, cướp, chống hà hiếp, bắt nạt, chiếm
đoạt do những kẻ mạnh hoặc có quyền thế lạm quyền. Hai lực lượng này có
nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ quốc gia và bảo vệ dân chúng, không bao giờ
được dùng để đàn áp người dân.
Trong chế độ dân chủ, mục tiêu và trách vụ của chính quyền là phục vụ
dân chúng, phục vụ đất nước theo như ý muốn của người dân. Do đó, họ
phải lắng nghe, tìm hiểu xem người dân muốn gì hay bất bình, phản đối
những chính sách, chương trình nào của chính phủ để họ thay đổi, sửa
chữa.
Điều đó thể hiện quyền làm chủ của dân chúng trước chính quyền. Nói
khác đi, chính quyền trong chế độ dân chủ là của dân, do dân lập nên và
vì dân mà phục vụ.
Những điều này trái ngược với chế độ độc tài. Trong các chính quyền
độc tài, người dân phải phục vụ, phải phục tùng chính quyền, nói rõ hơn
là phục tùng những kẻ cai trị, nếu không sẽ bị liệt vào tội phản động,
chống đối chính quyền, chống đảng, chống lãnh tụ. Người dân phải bưng
tai, bịt miệng, bịt mắt không dám nghe, dám nhìn, dám nói ra những điều
sai trái, những hành động tàn ác, bóc lột, bất tài, tham nhũng của những
kẻ cầm quyền mặc dù trong lòng đầy khinh bỉ, oán ghét và căm thù.
Trong chế độ độc tài, bộ máy cầm quyền thường được dựng lên bởi một
cuộc đảo chánh cướp chính quyền của đám quân phiệt, ví dụ như Than Shwe ở
Miến Điện, Suharto ở Indonesia, Gaddafi ở Lybia... hoặc do bầu cử gian
lận như Marcos ở Phillippines, Ben Ali ở Tunisia. Và đặc biệt hơn, ở
những nước cộng sản với chủ nghĩa Mác-Lê chỉ đạo dựa vào sự lừa gạt,
khủng bố, máu, nước mắt và tù đày.
Những chính quyền đó do ăn cướp quyền của người dân mà có và tất
nhiên là họ biết điều đó, họ biết rằng dân chúng cũng biết điều đó nên
có thể nổi lên chống đối, lật đổ họ để lấy lại quyền làm chủ đất nước và
quyền sống của mình.
Vì thế những chính quyền độc tài tìm đủ mọi cách để đàn áp người dân,
coi người dân như kẻ thù phải đề phòng, canh chừng và thẳng tay đàn áp,
tiêu diệt khi thấy có mầm mống chống đối xuất hiện. Hai lực lượng quân
đội và công an được tận dụng để bảo vệ đảng, bảo vệ các lãnh tụ bằng
những biện pháp sắt máu thay vì bảo vệ quốc gia và người dân.
Về vấn đề này, những chính quyền độc tài đảng trị cộng sản đã được
Marx dạy rằng bằng mọi cách phải nắm giữ quyền cai trị chuyên chế vô
sản.
Nếu những kẻ độc tài như Pinoche ở Chile, Gaddafi ở Libya, cha con
nhà Assad ở Syria bắn giết, thủ tiêu vài ngàn người thì những đồ đệ của
Marx như Lénine, Staline, Mao trạch Đông, cha con ông cháu Kim nhật
Thành, Pol Pot, Iang Sary... tàn sát dân chúng cả hàng triệu người để
nắm giữ lấy chính quyền độc tài vô sản theo lời Marx dạy!
Những chính quyền độc tài đảng trị này đã lập ra những guồng máy to
lớn để đàn áp, kiểm soát dân chúng, đó là bộ máy Đảng Cộng sản ở khắp
mọi nơi, từ thôn xóm tới nông trường, công trường, trường học, bệnh
viện, quốc hội, tòa án... song song với bộ máy hành chánh, công an, mật
vụ và quân đội. Vì phải nuôi guồng máy quá to lớn, kềnh càng, tốn kém -
nhất là bộ máy công an, mật vụ, quân đội - cộng thêm với tham nhũng,
tính cuồng tín, duy ý chí trong những chính sách về kinh tế, xã hội làm
cho các chính quyền cộng sản từ Nga sô, Đông Âu tới Á Châu, Cuba suy
kiệt, sụp đổ.
Những nước còn lại như Tàu, Việt Nam, Cu Ba quay sang kinh tế Tư Bản,
trải thảm đỏ đón tiếp, mời gọi tư bản đổ vào, nhưng những bạo quyền này
vẫn nhớ lời Marx dạy rằng bằng mọi cách phải nắm giữ chế độ độc tài
chuyên chế (cũng như nắm vững những quyền lợi, quyền bóc lột, tham nhũng
sẵn có của họ).
Không thể còn giết chóc, thủ tiêu, tù đày hàng triệu người như thời
xưa của Staline, Mao Trạch Đông... những bạo quyền cộng sản bây giờ đi
đến tận cùng của sự dã man như cho xe tải, xe ủi đất cán nát những nông
dân chống lại bọn cướp nhà, cướp đất, cho công an đập chết dân giữa chợ
hay trong đồn để khủng bố tinh thần dân chúng.
Những hành động dã man ấy bị cộng đồng nhân loại lên án gắt gao và
dân chúng bị đẩy đến đường cùng đã tỏ ra không còn sợ hãi. Dân chúng ở
nhiều nơi đã khiêng quan tài đi biểu tình, bắt nhốt công an, đập phá,
đốt cháy xe công an, truất phế chính quyền địa phương như ở Ô Khảm, tỉnh
Quảng Đông... nên những bạo quyền này đã phải cho công an, mật vụ giả
dạng côn đồ hay liên kết với xã hội đen đón đường đánh đập dã man những
luật sư, những người vận động đòi hỏi dân chủ, những nhà hoạt động nhân
quyền bênh vực người dân bị oan khốc, những công nhân, nông dân bị bóc
lột, bị cướp tài sản, đất đai.
Nhưng càng tàn ác, dã man thì càng làm cho người dân căm phẫn phải
nổi lên và chính những hành động tàn ác, dã man đó là những nhát cuốc
đào sẵn huyệt để tự chôn chế độ.
Lịch sử đã chứng minh điều ấy qua các bạo chúa Kiệt, Trụ, Tần Thủy
Hoàng, Néron, Lê Ngọa Triều thời xưa, và Hitler, Gaddafi ngày nay, kể cả
chủ nghĩa Cộng sản ở Nga, Hung, Ba Lan, Tiệp, Đông Đức, Albanie, Nam
Tư... và cái kết thúc đầy thảm họa dành cho vợ chồng Nicolai Ceaucescu ở
Roumania, Gaddafi ở Libya, đáng thương nhưng cũng đáng trách, chắc chưa
ai quên.
Tổ tiên chúng ta dạy rằng "càng oan nghiệt lắm càng cay đắng nhiều" và nhà Phật cũng dạy: Gieo nhân nào thì ăn quả ấy.
Sự thật ngay trước mắt, không phải tìm kiếm đâu xa.
P.H.S.
No comments:
Post a Comment