Saturday, January 23, 2016

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Thứ Sáu, 22.01.2016
Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:
Ngày 16 tháng 1 vừa qua, Bà Thái Anh Văn, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân Tiến đã đánh bại đối thủ là ông Chu Lập Luân thuộc Quốc Dân Đảng, trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Bà được dân chúng bầu vì chủ trương muốn tách xa Trung Cộng, đối chọi đường lối thân Bắc Kinh mà Quốc Dân Đảng đã theo đuổi trong thời gian cầm quyền. Kể từ khi thể chế dân chủ được củng cố tại Đại Loan, đây là cuộc bầu cử sôi nổi và hào hứng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng, nhất là giới trí thức, thanh niên và công nhân. Ngày bầu cử, các địa điểm bỏ phiếu đông nghẹt, dân chúng đi bầu trong tâm trạng náo nức vì tin tưởng lá phiếu của mình sẽ ảnh hưởng đến vận mạng đất nước.
Trong khi đó, cuộc tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ ngày càng trở nên náo nhiệt, mặc dù hiện vẫn còn trong vòng sơ bộ, nghĩa là chỉ mới diễn ra trong nội bộ 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ để chọn ứng cử viên đại diện tranh cử. Về đảng Dân Chủ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders 75 tuổi với khuynh hướng "cực tả", chủ trương nặng về "cải cách xã hội", ngày càng vượt trội bà Hillary Clinton, một ứng cử viên sáng giá lúc ban đầu, nhưng nay bị cho là đại diện của các định chế "bảo thủ". Về phía đảng Cộng Hòa, trong số hơn một tá ứng cử viên lúc khởi thủy, nay chỉ còn phân nửa là được thường xuyên nhắc đến, trong đó tỷ phú Donald Trump được xem là một "hiện tượng" đặc biệt và đang dẫn đầu. Sự nổi bật của ông Trump với chủ trương cực đoan, cứng rắn, cho thấy một số không nhỏ dân chúng Mỹ bất mãn với đường lối "hòa dịu" của Tổng thống Obama trong gần 8 năm cằm quyền trong khi thế giới đang trải qua giai đoạn đày biến dộng và bất trắc.
Mặc dù ở 2 phương trời cách biệt, với lịch sử hoàn toàn khác nhau, và 2 nền văn hóa Đông-Tây ít có điểm tương đồng, thế nhưng bản chất cuộc bầu cử tổng thống vừa xẩy ra ở Đài Loan và cuộc tranh cử đang diễn tiến tại Hoa Kỳ có một mẫu số chung. Đó là dân chúng chọn lựa người lãnh đạo đất nước căn cứ trên chủ trương, lập trường và chủ trương và lập trường này được các ứng cử viên minh thị công bố, giải thích qua các buổi nói chuyện, tranh luận công khai. Và người dân được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn người lãnh đạo theo sở thích, nhận định của cá nhân mình.
Việt Nam cũng đang diễn ra việc chọn lựa nhân sự lãnh đạo đất nước cho giai đoạn 5 năm tới, từ nay đến năm 2020. Thế nhưng việc chọn lựa này lại diễn ra trong một mô thức hoàn toàn khác. Thay vì trong một cuộc bầu cử tự do trên toàn quốc, nó lại được thực hiện trong phòng họp kín của cái gọi là Đại Hội 12 của đảng CSVN. Đây là cuộc nhóm họp của 1510 đảng viên đảng Cộng Sản, kéo dài 8 ngày, bắt đầu chính thức từ ngày 21 và kết thúc vào ngày 28 tháng 1 này. Thật ra, theo thông tin chính thức của Đảng CS thì việc chọn nhân sự lãnh đạo Việt Nam đã được nhóm chóp bu của Đảng hoạch định trong các buổi họp Hội Nghị Trung Ương từ mấy tháng qua. Việc bầu bán trong những ngày tới có thể chỉ để hợp thức hóa các sắp xếp đã định sẵn.
Nhưng dù thể thức đề cử, và tiến trình bầu bán như thế nào thì việc chọn lựa nhân sự lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ dựa trên quyết định của một đảng với 4 triệu rưỡi đảng viên. Đó là nói theo nguyên tắc, còn thực tế thì chỉ là quyết định của 1510 đảng viên đại biểu tham dự Đại Hội 12. Chính xác hơn nữa, việc chọn lựa chỉ là quyết định của vỏn vẹn 200 ủy viên trung ương mà đại hội này bầu ra. Và cuối cùng thì có nhiều phần chắc là do sự sắp xếp, thỏa hiệp của mười mấy ủy viên Bộ Chính Trị do Hội Nghị Trung Ương chọn!
Tóm lại trong 5 năm tới, người lãnh đạo nước Việt Nam, một quốc gia với hơn 90 triệu dân, có 1 vị trí chiến lược quan trọng trên bản đồ thế giới, sẽ do sự sắp xếp của một nhóm mười mấy tên! Sự chọn lựa này dĩ nhiên không dựa trên chủ trương, đưòng lối của người được chọn, mà chỉ căn cứ vào liên hệ cá nhân, rộng hơn là dựa trên tương quan quyền lực của các phe nhóm trong đảng, mà cốt lõi là làm thế nào để đảng CS vẫn duy trì được vai trò chủ nhân ông đất nước độc nhất và vĩnh viễn!
Sự kiện này cho thấy, trong khi nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của tự do, dân chủ, trong đó người dân hoàn toàn tự do quyết định lấy vận mạng của mình, thì dân tộc Việt lại đang bước lùi vào thời phong kiến và nô lệ, trong đó dân chúng phải tuân phục, phó thác số mệnh mình cho một thiểu số đày quyền lực! Nó cũng tương tự như tệ trạng 90 triệu dân Việt vẫn phải học tập và tôn vinh chủ nghĩa Mác Lê trong khi nhân loại đã quẳng chủ nghĩa này vào sọt rác từ hơn một phần tư thế kỷ nay.
Nếu cho rằng việc các cửa hàng ở Nhật treo bảng lưu ý đề phòng người Việt Nam trộm cắp, hoặc các tiệm ăn "bụng" ở Thái Lan lưu ý du khách Việt Nam không được chen lấn, giành ăn, là nỗi nhục của dân tộc Việt, thì sự kiện cả một dân tộc 90 triệu người cúi đầu khuất phục trước sự áp đặt của một nhúm người, là nỗi nhục to lớn gấp vạn lần.
Nhục với thế giới và nhục cả với tổ tiên!
LLCQ

No comments:

Post a Comment