Friday, May 1, 2015

Làm thế nào để hòa giải dân tộc?

Thứ Sáu, ngày 01.05.2015    
Cứ đến tháng Tư hàng năm, những người quan tâm đến đất nước lại nêu ra vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, bàn cãi thì nhiều, nhưng không có hoạt động cụ thể nào được thực hiện điều mong ước ấy. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày CS thôn tính miền Nam…”. Kính mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của LLDTCNTQ về vấn đề hòa giải dân tộc qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Trong bài quan điểm tuần trước, chúng tôi đã nói đến nguyên dodẫn đến tình trạng phân hóa cộng đồng dân tộc, chínhlà chủ trương đường lối và kế hoạch của đảng CS tạo ra, để làm suy yếu sức đề kháng của quần chúng nhằm dễ bề cai trị. Để nói rõ hơn về chủ trương này, chúng tôi cần nhắc lại lý thuyết căn bản trên con đường xây dựng đảng CS là đấu tranh giai cấp, mà đã đấu tranh giai cấp thì phải phân biệt giai cấp để loại trừ nhau.
Tuy ngày nay ít nghe nhắc đến cụm từ "đấu tranh giai cấp" như trong thời kỳ phát động cải cách ruộng đất, tiêu diệt địa chủ, cường hào ác bá, hay triệt hạ nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và trí thức chống đảng ở Miền Bắc, nhưng chiến dịch đánh tư sản,và nhiều biện pháp đàn áp khác ở Miền Nam sau 1975, cũng có chung một mục tiêu, nằm trong sách lược do đảng đề ra.
Ở Miền Nam VN, saungày 30 tháng Tư 1975 thì việc áp dụng đấu tranh giai cấp, phân biệt đối xử, tuy hình thức có khác, nhưng bản chất vẫn tàn bạo, vẫn khốc liệt, chẳng thua gì ở Miền Bắc, mà còn độc địa ghê gớm hơn trước, nhưng tinh vi hơn, khéo che đậy hơn. Chính vì thế mà gần đây ông phó giáo sư tiến sĩ Vũ Quang Hiển, sử gia của Đại Học Quốc Gia Hà Nội mới lớn tiếng phủ nhận rằng không có trả thù, không có ngược đãi, không có phân biệt đối xử, không có tù cải tạo ở Miền Nam.... sau chiến tranh.
Ông Vũ Quang Hiển được xem là một sử gia chính thống của đại học quốc gia, là cột trụ tiêu biểu cho sự thật lịch sử, mà lại bóp méo và xuyên tạc lịch sử, thì chẳng còn gì để nói thêm về bản chất gian trá lừa lọc củaCS nữa.Vì thế chẳng lạ gì, khi nghe những con vẹt như cựu đại tá CS Phạm Hữu Thắng ca bài bênh vực chính sách của đảng mà ông đã học thuộc.
Tiếc rằng ông Hiển tuy sống trong thế kỷ 21, nhưng lại nói năng như khi còn ngồi trong hang Pác Bó ở Việt Bắc. Tuy mang danh là giáo sư sử học, có học vị tiến sĩ, nhưng có tầm nhìn quá hạn hẹp, nhận thức cònthua xa một học sinh trung học phổ thông ngày nay, và lương tri thì tối tăm mù lòa.Nhà giáo mà như thế thì làm sao có thể đào tạo ra những người chân chính được!?
Trở lại với vấn đề hòa giải dân tộc, dầu đứng ở vị trí nào, nhìn từ góc độ nào, vẫn phải thừa nhận những sự thật phũ phàng sâu đậm và dai dẳng, do hậu quả của chính sách sai lầm,vẫn lặp đi lặp lại mãi đếm hôm nay. Cụ thể là bên thắng cuộc vẫn tự đắc kiêu căng, không đếm xỉa đến nỗi đau của người thua cuộc. Chẳng những không khoan nhượng, lại còn cố tình trả thù, hành hạ, chà đạp bên thua cuộc bằng muôn vàn hành động tàn ác đến vô nhân tính. Ở hoàn cảnh ấy, kẻ thuaphảitìm đường chạy trốn,như đã xảy ra từ năm 1975 đến nay. Người ở lại đã phải nhẫn nhịn chịu đựng, nhưng sức chịu đựng của con người có giới hạn,từ thái độ nhẫn nhục dẫn đến bất mãn, từ bất mãn đếnbất hợp tác, phản kháng, chống đối, và rồi nổi loạnđó là phản ứng tự nhiên trong qui luật sinh tồn của con người.
Những vết thương thân xác có thể được chữa lành tính bằng ngày, bằng tháng; còn những chấn thương tâm lý kéo dài hàng năm, có khi suốt cả cuộc đời. Việc chữa lành vết thương tâm lý không dễ dàng, nếu không có một lộ trình rõ ràng, lộ trình ấyphải được thể hiện bằngnhững yếu tố căn bản, là tình yêu chân thật,sự bao dung,vàsự tin tưởng lẫn nhau.Chừng nào chưa có những yếu tố ấy thì không thể nói đến hòa giải được.
Một lộ trình dẫn đến hòa giải thì ai cũng thấy, cũng mong muốn, nhưng thể hiện tình yêu thương không dễ chút nào, ngay cả những tín đồ các tôn giáo luôn được dạy phải thương yêu kẻ thù, phải tha thứ cho kẻ hại mình cũng rất khó thi hành, huống chi những người phủ nhận tôn giáo, phủ nhận những giá trị tinh thần do các tôn giáo giảng dạy, thì còn muôn vàn khó khăn hơn. Chưa có tình yêu thì làm sao có bao dung tha thứ, làm sao có tin tưởngnhau được. Nếu như thế thì lộ trình hòa giải sẽ hoàn toàn bế bắc.
Muốn phá vỡ sự bế tắc này, người có quyền, có thế, có lực phải chủ động đi bước trước, dám can đảm vì đại cuộc, vì tương lai của đất nước của dân tộc, và của chính cá nhân mình. Tạm gác bỏ một chút tự ái, một chút kiêu căng. Khởi động việc hòa giải bằng những việc nhỏ nhất, như cư xử tốt với những người đã chết để bảo vệ biển đảo của cả hai phía. Cư xử tốt với những người đã chết trong các trại tù, giúp thân nhân của họ tìm kiếm mồ mả để được nhang khói trong tình tự dân tộc. Rồi quan tâm đến những người sa cơ thất thế, những thương phế binh đang lê lết trên khắp đường phố, giúp họ được sống những ngày cuối đời cho đáng sống. Và còn muốn vàn việc nhỏ khác,với một chính phủ to lớn như hiện nay, những việc ấy chẳng khó khăn gì.Điều quan trọng là có thực tâm muốn làm hay không thôi.
Từ những việc làm nhỏ nhưng thực tế, thể hiện tình người, chắc chắn sẽ tác động lớn đến cả xã hội, và với bản tính bao dung, dễ thứ tha của dân tộc Việt Nam sẽ được đánh thức, sau những năm bị chôn vùi, và che khuất bởi hận thù và nghi kỵ, nếu không sớm gỡ bỏ, hận thù sẽ tiếp nối hận thù, sự phân hóa sẽ làm tê liệt sức đề kháng của dân tộc, dẫn đến mất nước,đóchỉ là vấn đề của thời gian.
Đất nước đã thống nhất 40 năm, nhưng tình trạng lòng người phân hóavẫn còn rất nặng nề; trách nhiệm hàn gắn đổ vỡ, chữa lành vết thương dân tộc là của nhà cầm quyền hiện nay, và cũng là điều mong ước của người dân cả nước,chính quyền Hà Nội không thể chối bỏ sự thật này được.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc

No comments:

Post a Comment